V. ARISTOTE – BỘ ÓC BÁCH KHOA CỦA NỀN TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC HY LẠP CỔ ĐẠ
3. Từ học thuyết về bốn nguyên nhân đến vật lý học và vũ trụ luận đặc trưng
đặc trưng
Nhị nguyên luận của Aristote chỉ rõ rằng các vật đơn nhất được tạo nên từ mô thức và vật chất. Nhưng hai bản thể ấy chưa nói đầy đủ trọn vẹn những đặc tính của thế giới, nếu cần tìm hiểu nó trong sự vận động, biến đổi. Vậy là xuất
hiện hàng loạt câu hỏi: mô thức và vật chất liệu đã đủ để lý giải vân động và biến đổi chưa? Ngoài ra chúng cịn có những ngun nhân nào khác?
Lời giải đáp cho những vấn đề trên được Aristote trình bày trong học thuyết về bốn nguyên nhân của quá trình vũ trụ: 1. Nguyên nhân vật chất; 2. Nguyên nhân mô thức; 3. Nguyên nhân vận động; 4. Nguyên nhân mục đích. Thử lấy một công việc cụ thể để minh họa cho ý tưởng của Aristote về sự liên kết bốn nguyên nhân, chẳng hạn việc đối với việc xây nhà thì vật chất được dùng là gạch,vôi, vữa … , mô thức là ý tưởng về ngôi nhà, vận động là những cơng việc của người thợ xây, mục đích là “để ở” (công dụng của ngôi nhà). “Nguyên nhân được gọi là: (1) cái hàm chứa bên trong sự vật, cái mà từ đó nó xuất hiện, chẳng hạn đồng là nguyên nhân của pho tượng, bạc là là nguyên nhân của cái đĩa, (2) mô thức, hay khuôn mẫu, cái xác định của bản chất sự vật, (3) cái mà từ đó bắt đầu sự thay đổi hay chuyển hóa vào trạng thái cân bằng, chẳng hạn người thầy là nguyên nhân(của học trò tốt), người cha là nguyên nhân của đứa con…, nói chung cái tạo ra là nguyên nhân của cái được biến đổi – nguyên nhân của cái được biến đổi,(4) mục đích, nghĩa là cái – vì – nó , chẳng hạn mục đích của đi dạo là sức khỏe. Do đâu con người đi dạo? vì muốn được khỏe mạnh. Hẳn khi nói như thế chúng ta nghĩ rằng mình đã chỉ ra nguyên nhân”(1)
Nguyên nhân mô thức: Mọi vật trong thế giới có thể vận động là nhờ mơ
thức của chúng. Vì mơ thức là tính quy định căn bản của tồn tại nên nó là ngun nhân quan trọng nhất.
Mơ thức (tiếng Hy Lạp morphè) theo nghĩa thong thường là dáng vẻ, diện mạo, hình dáng, bề ngồi. Tuy nhiên Aristote vượt qua ý nghĩa vừa nêu để tìm hiểu morphè như bản chất, chuẩn mực (logos), nguyên nhân đầu tiên và bản nguyên tối thượng của mọi sự vật, mà Thần chính là biểu tượng (mơ thức của mọi mô thức)(2).
Nguyên nhân vật chất: Theo cách hiểu của Aristote vật chất là nguồn phát
sinh sự vật. Nhưng khái niệm vật chất (hyle) mà Aristote sử dụng có tới năm nghĩa rừng, hay bụi cây, bó củi, gỗ xây dựng; chất liệu thô; đề tài, đối tượng nghiên cứu, mô tả; chất lắng đọng, cặn bã, vật chất theo nghĩa chung(3).
1. Sđ,d, q.7, c.2 1043a, 24 – 35.2. Sđd,q.7, c.7 10432b 1. 2. Sđd,q.7, c.7 10432b 1.
Vật chất của Aristote không năng động như apeiron của Anaximandre. ở Aristote vật chất thụ động đến nổi, chẳng hạn, nếu chỉ nói đến nó thơi thì mọi người đều giống nhau. Trong mối quan hệ giữa vật chất, hay tiềm thể (dynamis), và mơ thức, hay hiện thể (energeia), vận động đóng vai trị làm cho sự vật thống nhất các mặt đối lập thành hiện thực “Bao nhiêu nhiêu tiểu loại thực tại thì có bấy nhiêu tiểu loại vận động và biến đổi, và do chổ xét theo chủng loại ta phân biệt thực tại trong khả năng và thực tại trong hiện thực, nên ngầm hiểu vận động là sự thể hiện thực tại trong khả năng”(1).
Nguyên nhân mục đích. Thuật ngữ entelecheia đầu tiên chỉ một hiện thực,
một sự thể hiện, về sau được Aristote triển khai thành một q trình có tính mục đích, để đối lập với những gì diễn ra “theo ngẫu nhiên”.
Tính mục đích vừa đồng nhất với tính tất yếu , vừa được xem như vận động hướng tới mục đích (telos) tối cao là cái Thiện, hạnh phúc, và theo nghĩa đó nó bao trùm tồn thể vũ trụ lẫn đờin sống con người, chi phối tất cả các sự vật, các hiện tượng và các quá trình diễn ra trong thế giới.
Nguyên nhân vận động. “Dưới mọi biến đổi một cái gì đó biến đổi nhờ
một cái gì đó và vào một cái gì đó”(2). Aristote khơng thừa nhận tính tự sinh của vận động (tự vận động), mà xem vận động là sự tác động của một vật thể lên một vật, sau cùng ông hướng đến “Động cơ đầu tiên” như nguồn gốc và nguyên nhân vận động phê bình.
Démocrite đã không chỉ ra nguyên nhân vận động. “Động cơ đầu tiên” của Aristote chẳng qua là một cách diễn đạt khác của kiến trúc sư, hóa cơng thế giới trong thế Platon. Nhưng Thần của Aristote cũng là biểu tượng của lý trí khoa học nữa(3).
Học thuyết về bốn nguyên nhân phân thành hai nhóm: nhóm nguyên nhân vật chất tách riêng, cịn nhóm ngun nhân mơ thức – mục đích – vận động chỉ là một. Trong quan niệm về vật chất vận động – đối tượng của vật lý học - Aristote đã đứng trước ngưỡng cửa chủ nghĩa duy vật. “Trong vật lý học, - V. F. Asmus viết, - Aristote xây dựng học thuyết về tồn tại vật chất và vận động. Ông
1. Aristote: Siêu hình học phẳng, q.11. c,9, 1065b 13 -16.2. Sđd. q. 12, c.3 1070a 1 – 2. 2. Sđd. q. 12, c.3 1070a 1 – 2.