V. ARISTOTE – BỘ ÓC BÁCH KHOA CỦA NỀN TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC HY LẠP CỔ ĐẠ
1. Aristote: Siêu hình học, q 5, c4 (1015a 14 – 15).
loại chuyển hố theo. Điều này cũng có nghĩa là điều kiện để xuất hiện và diệt vong là vận động trong không gian.
Aritote chia vận động trong khơng gian thành vận động vịng tròn; vận động đường thẳng; kết hợp vận động vòng tròn và vận động đường thẳng, trong số đó vận động vịng trịn có tính liên tục. Lập luận này được rút ra từ học thuyết vũ trụ của Aristote: vận động theo đường thẳng khi vượt hết giới hạn của thế giới (hình cầu) tất nhiên sẽ phải chấm dứt. Không loại trừ trường hợp vận động theo đường thẳng vượt qua giới hạn tột cùng của thế giới rồi quay trở lại, cứ như thế mãi mãi. Vận động như thế là vận động vơ cùng, nhưng khơng liên tục, vì trước mỗi bước ngoặt vận động cũ phải chấm dứt để bắt đầu một vận đống mới, mà theo Aristote, có thể từ ngoại vi vào tâm (từ rên xuống), hoặc từ tâm ra ngoại vi (từ dưới lên).
Vận động vịng trịn là vận động hồn hảo nhất vì ba lý do: 1) vận động ấy diễn ra liên tục, vĩnh cữu; 2) nếu cái tồn thể nào đó vận động theo vịng trịn thì trong khi vận động, nó vẫn có thể ở trạng thái (dường như) đứng im, hay cân bằng tương đối. Mặc dầu tất cả các bộ phận của nó, trừ trục, ln ln vận động, nhưng khơng gian xét như bể chứa vũ trụ, mãi mãi vẫn vậy; 3) vận tốc của vận động vịng trịn vẫn khơng đổi, điều mà vận động theo đường thẳng không thể có được là do chỗ vận tốc của nó phụ thuộc vào khoảng cách từ vật thể đến vị trí định sẵn. Ví dụ vật thể rơi càng xuống gần mặt đất thì vận tốc đạt đươc càng nhanh.
Sau khi định nghĩa và phân loại vận động, Aristote nghiên cứu những vấn đề liên quan đến vận động như vị trí, thời gian, vơ hạn, trống khơng…
Khơng gian hay vị trí (topos). Khơng gian theo cách hiểu của Aristote
đồng nghĩa với vị trí – giới hạn của vật thể. Đại thiên cầu khơng có vị trí, khơng nằm ở đâu cả, vì khơng có cái gì vây bọc nó cả. Vị trí khơng phải là mơ thức, cũng khơng phải là vật chất, vì cả hai khơng thể đứng tách biệt với đối tượng, cịn vị trí thì có thể(1). Vị trí cũng khơng phải là vật thể, vì nếu nói như vậy thì ta phải chấp nhận trong một vị trí có hai vị trí. “Vị trí một mặt là (một cái gì đó) phổ biến mà ở đó các vật thể hiện hữu, mặt khác, là cái đặc biệt mà ở đó (một vật thể nào đó) đầu tiên tọa lạc. Chẳng hạn tơi đang (ở Đai thiên cầu), bởi vì (tơi 1. Xem Aritote: Vật Lý học, q.4, 209b 20 - 32.
là người đang ở) trong khơng khí, cịn khơng khí thì - ở Đại thiên cầu; cịn ở khơng khí – vì ở mặt đất, tương tự như vậy ở mặt đất (vì tơi là người đang ở) ngay chính tại vị trí tại vị trí vây bọc tơi chứ khơng vây bọc cái khác hơn nữa”(1). Vị trí là một bể chứa, nhưng không phải là bể chứa trống không, mà là bể chứa các vật thể. “Vị trí tồn tại cùng với vật thể, vì các giới hạn (tồn tại) cùng cái mà chúng giới hạn”(2). Quan niệm của các nhà nguyên tử luận bị Aristote chỉ trích, vì theo ơng: 1) khơng có khoảng trống như một điều kiện tiên quyết, tách biệt với các vật thể; 2) khơng có khoảng trống cho các vật thể chiếm chỗ; 3) khơng có những khoảng trống, hay khe hở thuần túy trong các vật thể.
Thời gian. Khác với vị trí, thời gian không liên kết với các vật thể, mà với
vận động. Thời gian khơng phải là vận động, nhưng nó khơng tồn tại thiếu vận động bởi lẽ nó là “số lượng vận động xét theo quan hệ với quá khứ và tương lai”, là sự chảy qua. Vị trí thế giới là hữu hạn, một khi nó được giới hạn bởi bầu trời, do đó có thể có vận động tuyệt đối và đứng im tuyệt đối, có trên – tuyện đối, dưới – tuyệt đối. Thời gian thì vơ hạn, vì nếu như tất cả các các quá trình đơn nhất đều hữu hạn, và độ dài lâu của chúng được đánh giá bằng thời gian, thì thế giới thống nhất và vĩnh cửu phải có độ lâu vơ hạn. Thời gian không phải là vận động, vì vận động thì có vận động nhanh hơn, chậm hơn, cịn thời gian thì
đâu đâu cũng vậy. Nhưng nhờ đặc tính ấy mà thời gian là thước đo của vận
động. Ngược lại vận động cũng đo lường được thời gian, khác chăng ở đây là không phải bất kỳ vận động nào, mà chỉ vận động cân bằng vòng tròn của Đại thiên cầu mới là thước đo của thời gian, “vịng trịn thời gian”. Ở đâu có thước đo, ở đó có con số. Vậy thời gian là số lượng vận động liên tục; thời gian “không phải là vận động, mà trở thành vận động chỉ bởi vì vận động có số lượng”(3). Thời gian có thể tính được, nhưng cái tính được khơng thể tách biệt với cái được tính. Nếu như khơng một cái gì có khả năng tính được, ngồi linh hồn và vị trí của linh hồn, thì thiếu vắng linh hồn sẽ chẳng tồn tại thời gian. Aristote muốn nói đến linh hồn nào? Linh hồn vũ trụ chăng? Không phải. Ơng muốn nói đến năng lực của chủ thể? Nếu vậy thì chủ thể quyết định sự tồn tại 1. Sđd. q4 209a 30 – 209b 10.