Platon: Nhà nước, VI, 508E.

Một phần của tài liệu Triet hoc hy lap co dai (Trang 82 - 85)

IV. BẢN THỂ LUẬN, NHẬN THỨC LUẬN, TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI, ĐẠO ĐỨC VÀ THẨM MỸ CỦA PLATON.

1. Platon: Nhà nước, VI, 508E.

trời của thế giới các ý niệm. Đối với con người sống hạnh phúc là cái Thiện, đồng thời là điều Lợi.

Khác với trường phái Elée, trong quan niệm về tồn tại Platon thừa nhận tính thống nhất nhưng khơng phản bác tính đa dạng, mn vẻ của thế giới các ý niệm. Ông cũng chỉ ra mối quan hệ giữa ý niệm và sự vật, từ đó đi đến tiên đốn về q trình vũ trụ nói chung. Theo Platon, có bao nhiêu ý niệm thì có bấy nhiêu phức hợp các sự vật, các hiện tượng, các quá trình, các quan hệ đồng nhất căn bản. Trong tác phẩm “Praméni de”, Platon nêu ra ba phương án quan hệ giữa ý niệm và sự vật: mô phỏng, thông dụng và hiện diện.

Mô phỏng: các sự vật hướng đến các ý niệm. Trong trường hợp đó ý niệm là khn mẫu, cịn các sự vật khả giác là các mô phỏng của chúng, chẳng hạn ý niệm “cái đẹp” như khuôn mẫu để xác định những sự vật cho là “đẹp”.

Thơng dự: sự vật nói chung phải thơng dự vào một chủng loại ý niệm nhất

định để mang một tên gọi, chẳng hạn nếu thơng dự vào ý niệm “đẹp” thì vật ấy là vật “đẹp”, tương tự như vậy với ý niệm “thiện”, “công bằng”, v.v…

Hiện diện: các sự vật khả giác trở lên tương đồng với các ý niệm khi các ý

niệm đi đến với chúng, bắt đầu hiện hữu nơi chúng.

Nhưng ba phương án vừa nêu vẫn cịn mập mờ, khó phân biệt. Platon chưa giải thích đầy đủ thế nào là “tiếp xúc”, “thông dự”. Trong tác phẩm cùng tên Parménide hỏi Socrate: “Này nghe ta hỏi, vậy làm thế nào mà có sự tiếp xúc, thơng dự của các sự vật vào các ý niệm?”(1). Có nên hiểu sự tiếp xúc này như thể là mỗi một ý niệm duy nhất đồng nhất tự thân lại tách khỏi mình để hiện diện hồn toàn trong mỗi sự vật? Hay phải chăng sự tiếp xúc có nghĩa là trong mỗi sự vật chỉ hiện diện một phần của ý niệm?”. Cách đặt vấn đề như thế lẽ cố nhiên là không chuẩn xác, và Socrate khơng mấy khó khăn để giải đáp câu hỏi cuối, chẳng hạn ban ngày lẻn loi vào mọi vị trí, đâu cũng là ngày, nhưng bản thân nó khơng bao giờ bị cắt rời. Cái đáng lưu ý ở lý lẽ của Parménide chống Socrate là nếu sự vật tương đồng với idea, thì ngồi sự vật và edea tương đồng cho cả hai, chẳng hạn ngoài idea con người và chính con người cần hiện diện them idea của 1. Platon Pramennide, 130A – B.

sự tương đồng với cả idea con người lẫn con người nữa, nghĩa là cần nhân vật thứ ba, “đệ tam nhân” nào đó. Trong các trường hợp khác vấn đề cũng tái diễn như vậy.

Tóm lại, theo Platon, ý niệm đóng vai trị vừa là khn mẫu của các sự vật, vừa là đích mà các thực thể của thế giới khả giác hướng đến, lại về khái niệm về cơ sở chung của sự vật thuộc từng chủng loại.

Nhưng đến đây một vấn đề khác được đặt ra: đâu là nguyên nhân của tình trạng khả biến, nhất thời, phân tán, cố hữu nơi sự vật khả giác. Nguyên nhân ấy được Platon gán cho vật chất (chora) – bản nguyên thứ hai của vũ trụ.

Thế nào là vật chất? Thuật ngữ material (vật chất) bằng tiếng Latin mà ta thường dùng ngày nay ở một chừng mực nào đó có thể liên tưởng đến chora của Platon bằng tiếng Hy Lạp. Vật chất – chora là một khoảng không gian giả định, “một số tiểu loại, khơng nhận thấy, khơng có hình hài, khơng tìm được”. Theo cách ấy vật chất chẳng khác nào cái không tồn tại, hay khơng – là – gì – cả, nhưng theo Platon, nó có thực, và cũng có vai trị hết sức to lớn đối với thế giới các sự vật; nó là tồn – tại – khác, khơng đồng hạng và đồng lực với ý niệm như tồn tại, mà đi sau ý niệm . Chora rõ ràng khác với vật chất vật lý, tức bốn dạng hành chất truyền thống trong triết học Hy Lạp cổ đại. Nếu chora là cái phi tất định, thì có thể so sánh nó với apeiron của Anaximandre, nếu chora là “cái chứa đựng”, “mẹ ni”, “cái mà trong đó có cái gì đó”, thì lại tương tự như khoảng khơng (kenon) của Démocrite. Nhưng Platon lại xem nó như cái đối lập với “chuẩn mực”, và bị đẩy xuống môi trường không – thời gian như điều kiện của sự sinh diệt, làm nguyên nhân của tính đa tạp, đơn chất, tính vật, tính khả biến, khả tử, tính tất yếu tự nhiên, cái ác và sự mất tự do. Thế giới khả giác – sự sinh thành – là kết quả của thế giới idea và thế giới chora. Nếu thế giới các ý niệm là bản ngun đàn ơng tích cực, thế giới các chora – bản nguyên đàn bà thụ động, thì thế giới các sự vật khả giác – đứa trẻ của hai thế giới. Một mối quan hệ có tính chất huyền thoại của các sự vật và các ý niệm được lập ra – quan hệ sinh thành, còn xét theo nghĩa triết học – quan hệ “thông dự”, hay “tham dự”. Do chỗ sự vật “thơng dự” vào tồn – tại – khác, với tính tách biệt, sự phân chia vơ hạn

của nó (vật chất), nên ở đó khơng có cái gì là thực cả. Tóm lại thế giới các sự vật khả giác là lĩnh vực sinh thành, xuất hiện, phát triển, tiêu vong. Thế giới ấy đồng thông dự vào tồn tại và tồn – tại – khác, hịa lẫn trong mình những tính quy định đối lập nhau.

Nhưng lồi vật chất như trung gian giữa ý niệm và thế giới các sự vật cịn có một linh hồn vũ trụ như sinh lực năng động và sáng tạo, nguồn gốc của vận động, sự sống, nhận thức. Linh hồn vũ trụ ôm trọn thế giới các idea và thế giới các sự vật, kết hợp chúng với nhau. Nó đưa các sự vật mô phong các idea hiện diện trong các sự vật. Nhưng để ôm trọn cả hai thế giới, linh hồn vũ trụ phải vừa hoàn bị, vừa hết sức biến hóa, hàm chứa những xung động bên trong. Linh hồn vũ trụ gồm có ba phần: đồng nhất, cái khác (cái khả biến) và sự hòa lẫn cả hai. Ở đó cái đồng nhất tương ứng vơi idea, cái khả biến – vật chất, sự hòa lẫn – các sự vật. Cả vũ trụ lẫn linh hồn vũ trụ do vị kiến trúc sư, hay hóa cơng (demiurge) nào đó nhào nặn ra theo những mơtíp và mục đích nhất định.

Chủ nghĩa duy tâm Platon, thể hiện trong bản thể luận về ý niệm, về thế giới khả giác và về vật chất, đã tạo được dáng vẻ bề thế của chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học. Nó vừa là chủ nghĩa duy tâm chiến đấu, vừa là chủ nghĩa duy tâm thông minh.

Một phần của tài liệu Triet hoc hy lap co dai (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w