III. BƯỚC NGOẶT TỪ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN SANG TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC
3. Xem V S Niesesians: Sđd, tr 14, 17, 18, 20.
lý tính và vơ nghĩa khơng cịn đóng vai trị đối tượng của triết học nữa. Triết học
không nghiên cứu trực tiếp tồn tại mà tri thức về tồn tại(1)
Sự quan tâm đến con người có thể xem như bước ngoặt từ triết học tự nhiên cũ sang triết học đạo đức, từ nguyên lý về vũ trụ sang nguyên lý nhân sinh. Sự chuyển hóa ấy khơng có nghĩa Socrate có thái độ thù địch với khoa học và triết học tự nhiên, bởi lẽ ông không dứt bỏ hoàn toàn mối quan tâm đến những vấn đề truyền thống. Tuy nhiên việc lý giải tự nhiên ở Socrate thiên hẳn về khía cạnh triết học và thần thoại, hàm chứa ý nghĩa đạo đức và thẩm mỹ sâu xa(2).
Đức hạnh là tri thức. Phương pháp Socrate.
Triết học là phương tiện dạy con người sống, là tri thức về con người, dành cho con người, nói cách khác tri thức ấy là tri thức về cái Thiện. Nếu đạo đức là hành động, là xử thế đẹp, thì đạo đức cũng phải trở thành một tri thức, một khoa học, gọi là khoa học về cái Thiện, dạy con người tự hồn thiện mình tức là dạy con người hiểu bản chất sự vật và hành động phù hợp với cái Thiện, theo sự hướng dẫn của lý trí. Cái Thiện, vì là đối tượng của triết học đạo đức nên trở thành cái Thiện phổ quát, một khái niệm dùng để giảng nghĩa hành vi con người trong hoạt động sống của mình.
Thước đo của đức hạnh chính là thước đo sự giao tiếp của con người với thơng thái thần linh. Khơng phải ai cũng có sự thông thái, và sự thông thái cũng không đồng đều về tất cả mọi thứ, nhưng điều chắc chắn là ai biết thì người đó thơng thái. Sự thơng thái của con người bé nhỏ so với sự thông thái thần linh. Quan niệm về thông thái và giới hạn thông thái nhằm chỉ ra quan hệ giữa nhận thức con người và lý tính thần linh. Pythagore định nghĩa triết học như yêu mến sự thông thái, Socrate nhấn mạnh thêm: Triết học như yêu mến sự thông thái thần linh. Trí thức có tính chất thần linh và chỉ có nó mới nâng cao người lên gần ngang bằng thần linh. Tri thức ấy phải vượt qua những ngẫu hứng thất thường. “Phần lớn thiên hạ, - Socrate than phiền, - cho rằng tri thức khơng có sức mạnh và khơng thể hướng dẫn chỉ đạo; có lẽ vì vậy mà người ta chẳng hề 1. Xem. V. S. Niesesians: Sđd, tr. 17
bận tâm về nó. Mặc dầu khơng hiếm khi đạt được tri thức hướng dẫn họ mà một cái gì đó khác: dục vọng, khối cảm, nỗi buồn, tình yêu, khiếp đảm …. Họ nghĩ về tri thức như về một tên tù nhân ai cũng muốn lơi kéo nó về phía mình”(1).
Đức hạnh và những biểu hiện của nó như lương tri, gan dạ, sự ngoan đạo, công bằng … đều là tri thức, rút lựa chọn điều hành và tránh xa điều dữ. “… khơng có gì mạnh hơn trí thức; nó thường xuyên và khắp mọi nơi kiềm chế mọi lạc thú và những thứ (thiếu lành mạnh) khác”(2). Cái ác nảy sinh là do dốt nát, thiếu hiểu biết. Một hành vi ác là hậu quả của sự không hiểu biết về chân thiện, chứ khơng phải là lựa chọn có chủ ý. Thiện và ác không phải là hai căn nguyên tách biệt nhau, mà là sự hiện diện hay thiếu vắng một căn nguyên – tri thức.
Không một ai khi biết thế nào là tốt mà làm điều ngược lại. Socrate quy mọi
hành động xuẩn ngốc ‘cái ác nói chung’ về sự dốt nát của sự mẫn tiệp – về tri thức. Đó là cốt lõi của chủ nghĩa duy lý đạo đức Socrate. Dưới sự dẫn dắt của lý trí, sứ khỏe, sắc đẹp, của cải, sự gan dạ, hào phóng, tính quyết tốn được sử dụng vì mục đích tốt đẹp. Trong trường hợp ngược lại tai họa thế chỗ lợi ích, chẳng hạn, gan dạ mà thiếu trí khơn sẽ trở thành liều mạng, sắc đẹp mà không đúng chỗ sẽ trở nên kệch cỡm, hào phóng mà thiếu cân nhắc sẽ đưa tới thói hoang phí. Tóm lại, điều thiện và điều lợi thống nhất với lý trí.
Luận điểm nền tảng của đạo đức học duy lý cũng được vận dụng vào lĩnh vực chính trị. Đức hạnh chính trị là cách diện đạt khác của tri thức về chính trị. Với đức hạnh “không cần những kẻ vô học; nếu khác đi thì nhà nước cũng chẳng nên có gì”(3). Cai trị không phải là lạc thú, mà là trách nhiệm. “Vua chúa, - Socrate viết, - không phải là những người xênh xang áo mũ, không phải là những người nhờ cậy ô dù để thăng tiến, cũng không phải là những người đạt được quyền lực nhờ thời vận hoặc bằng bạo lực, lừa dối, mà là những người biết điều hành”(4).
Để có hiểu biết, con người cần phải học, học ở trường và học ngoài đời. Hãy bắt đầu từ không biết, trải qua nhiều bước, đến với cái thiện phổ quát. Mệnh 1. Platon: Protagoras, 352b – c.
2. Platon: Protagoras, 357C.