IV. BẢN THỂ LUẬN, NHẬN THỨC LUẬN, TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI, ĐẠO ĐỨC VÀ THẨM MỸ CỦA PLATON.
2. Học thuyết về ý niệm – nền tảng thế giới quan của Platon
Platon không những nâng tư tưởng duy tâm lên thành hệ thống, mà cịn khẳng định tính tất yếu của sự đối đầu duy vật – duy tâm trong triết học. Trong Sophistes có một đoạn: “Một số (triết gia – ĐNT) đưa mọi thứ từ trên trời và từ lĩnh vực của cái vơ hình xuống mặt đất…, dứt khốt rằng chỉ những gì tiếp cận được, sờ được thì mới tồn tại, và xem vật thể và tồn tại chỉ là một”, một số khác chủ trương “tồn tại đích thực là những idea (ý niệm) phi vật thể và phi cảm tính nào đó”. Chủ nghĩa duy tâm, theo Platon, là một triết học “uyển chuyển”, vì nó thống nhất với phần minh luận, cịn chủ nghĩa duy vật là một triết học thô thiển, xa lạ, không tin vào sự linh thiêng của đời sống con người, mà nêu tin thì cũng loại trừ vai trị của thần linh trong công việc của trần gian, mà nếu cực chẳng đã thừa nhận vai trị của thần linh, thì cũng từ chối mọi hành vi sùng bái.
Vấn đề tồn tại (bản thể) chiếm vị trí đặc biệt trong triết học Platon. Tồn tại đích thực phải là tồn tại như thế nào? Đâu là tồn tại khác, hay “cái bóng của tồn tại”? cái gì là cơ sở, nền tảng của mọi tồn tại ? “Theo tôi, - Platon viết, - trước tiên cần phân biệt cái gì ln ln tồn tại và khơng bao giờ sinh thành và cái gì ln ln sinh thành nhưng khơng bao giờ tồn tại”.
Trong “Chuyện về cái hang” (quyển 7, Nhà nước) Platon dung phép sóng dụ trình bày sự khác nhau giữa tồn tại đích thực và cái bóng của nó, giữa thế giới ý niệm và thế giới vật chất, giữa cái được lý trí nhận thức và cái được cảm giác lĩnh hội.
“Ý niệm” theo từ nguyên Hy Lạp là idea. Từ này lúc đầu là một từ khá phổ biến trong ý thức đại chúng. Nó có nghĩa là “hình thức”, “vẻ ngồi”, “trực thị”, “chủng loại”, “tiểu loại”, “giống”, “chất”, “hình ảnh”, “diện mạo”. Democrite là người đầu tiên đem đến cho idea ý nghĩa triết học. Đôi khi ông gọi atomos (cái khơng phân chia) như hình thức khơng gian. Đến Platon, idea được ban them một vài ý nghĩa mới, loại dần ý nghĩa lệ thuộc vào điều kiện không – thời gian. Platon, thường dung từ eidos, xuất phát từ eido – tơi nhìn, tơi trực thị. Eidos hay idea dần dần biến thành một khái niệm chỉ ra sự trùng hợp nhất tinh thần, được khách quan hóa, tách khỏi chủ thể.
Trong một cái hang nằm sâu dưới đất, có những con người từ lúc lọt lòng mẹ đã bị buộc phải sống ở đó như những tù nhân. Họ bị xích chân và cổ nên khơng rời khỏi chỗ đứng được, cũng khơng thể ngối đầu sang ngang và về đằng sau. Nhờ chút ánh sáng yếu ớt từ một đống lửa phía sau mà họ nhìn thấy các sự vật qua những cái bóng mờ ảo, run rảy của chúng in trên vách hang. Họ lầm tưởng đó là những sự vật. Họ nghĩ rằng ngoài thế giới chật hẹp là cái hang kia, ngồi những chiếc bóng run rảy kia thì chẳng cịn gì nữa. Trong số những tù nhân ấy có kẻ may mắn thốt khỏi hang để đến với thế giới sống động đích thực trên mặt đất. Thoạt tiên hắn bị lóa mắt trước ánh sáng mặt trời rực rỡ, sau đó, định phần lại, hắn bắt đầu phân biệt được đâu là vật thực đâu là cái bóng của nó. Hắn trở về hang và nói cho những người trong hang biết sự thực về thế giới đằng sau khuôn khổ trật hẹp tối tăm của hang. Bây giời thử thay cái bóng của sự
vật bằng chính sự vật, thay nguồn sáng yếu ớt bằng chính mặt trời, thay tù nhân bằng con người tự do, thay kẻ thoát khỏi hang bằng triết gia. Triết gia sẽ nói với những con người khốn khổ kia rằng họ đang sống trong thế giới của những cái bóng, một thế giới hư ảo, rằng có một thế giới khác, thế giới đích thực, đạng chờ đón họ. Nhưng các tù nhân vốn đã quen cảnh giam hãm dưới hang, không tin vào triết gia và chế nhão ơng. Thế mà chính triết gia ấy chỉ mong muốn đem đến cho con người toàn điều thiện.
Trước hết triết gia xác định tồn tại đích thực và ảo tưởng. Tồn tịa đích thực phải là tồn tại vĩnh cửu, bất biến, tự thân đồng nhất, bền vững, siêu cảm tính, chỉ được lý trí nhận thức.
Platon phân biệt thế giới của các ý niệm và thế giới khả giác, tức thế giới được cảm giác nhận biết, như sau:
Tồn tại Sinh thành
Vĩnh cửu Nhất thời
Bất biến Khả biến
Bản chất Hiện tượng
Được lý trí nhận thức Được tri giác lĩnh hội
Bất tử Khả tử
Tự than đồng nhất (có khả năng) trở thành cái khác
Không phân chia Phân chia
Cái thiện Pha tạp, khả hủy
Một bên thế giới các ý niệm, bên khác thế giới khả giác, một bên thế giới tồn tại, bên khác thế giới biến đổi, một bên thế giới bản chất, bên khác thế giới hiện tượng, một bên cái thiện thiêng liêng, bên khác sự pha tạp, phân hủy. Ý niệm cái thiện, hay điều lợi, hay hạnh phúc, do đó trở thành “ý niệm của mọi ý niệm”. “Cái thiện, - Platon viết, - khơng phải là bản chất, mà xét về đặc tính và đức hạnh thì nó đứng cao hơn những bản chất”(1). Ý niệm tối thượng, hay ý niệm cái thiên – điều lợi – hạnh phúc là nguồn gốc của chân lý và cái đẹp. Nó là mặt