V. ARISTOTE – BỘ ÓC BÁCH KHOA CỦA NỀN TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC HY LẠP CỔ ĐẠ
2. Xem Sđd, tr 135 – 141 3 Xem Sđd, tr 171.
TRIẾT HỌC THỜI KỲ HY LẠP HÓA
HY LẠP HĨA
Hy Lạp hóa (Hellénisation, xuất phát từ tiếng Hy Lạp Hellènizị, nghĩa là nói bằng tiếng Hy Lạp) là thời kỳ đầy biến động trong lịch sử cổ đại, bắt đầu từ những cuộc viễn chinh của Alenxandre xứ Macédoine sang phương Đông năm 334 TCN và kết thúc bằng sự thơn tính của người La Mã đối với Hy Lạp. Về mặt địa lý có thể phân ra bốn vùng Hy Lạp hóa: 1) Ai Cập và Cận Đơng; 2) Trung Đông; 3) phần Baican của Hy Lạp, Macédoine, phía Tây Tiểu Á; 4) Đại Hy Lạp và ven Biển Đen.
Thời kì Hy Lạp hóa thường được nhắc đến như sự Hy Lạp hóa văn hóa La Mã; kẻ đi chinh phục bị chinh phục ngược lại bằng ánh sáng văn hóa bản xứ, sự xâm lăng của La Mã vào Hy Lạp nửa sau thế kỷ thứ III TCN tạo ra khả năng to lớn cho sự xâm nhập của văn hòa Hy Lạp vào La Mã. Tuy nhiên, người La Mã, về phần mình, trước khi tiếp xúc với Hy Lạp, cũng đã định hình một bản sắc riêng có, độc đáo, nhất là trong văn hóa chính trị. Vì vậy có thể xem Hy Lạp hóa là sự kết hợp thành cơng những yếu tố văn hóa Hy Lạp, La Mã và văn hóa phương Đơng thành một thể thống nhất, đan quyện với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó phong cách văn hóa Hy Lạp chiếm vị trí chủ đạo, chi phối diện mạo văn hóa tồn vùng.
Tiếng Hy Lạp được sử dụng phổ biến trong văn chương, nghệ thuật, triết học, khoa học trong sinh hoạt học thuật nói chung. Tuy nhiên, trong tơn giáo và luật pháp người Hy Lạp chưa hẳn mạnh nhất, cho nên học vẫn tích cực tìm kiếm những hình thức và ý tưởng mới, những giá trị đạo đức mới, cải biến thần thoại,
chịu ảnh hưởng khuynh hướng nhất thần, du nhập từ phương Đơng. Luật pháp La Mã hình thành từ khá sớm, được bổ sung, hoàn chỉnh dần, và với nội dung phong phú, kết cấu chặt chẽ, đã làm nền tảng cho việc xây dựng những chuẩn mực pháp lý trong đời sống xã hội nhiều nước châu Âu sau này.
Triết học thời kỳ Hy Lạp hóa chịu nhiều biến dổi. Thay vì những vấn đề thế giới quan rộng lớn, bao quát tất cả các lĩnh vực tri thức, giờ đây các trường phái, từ phái hoài nghi đến phái khắc kỷ, đào sâu những khía cạnh đạo đức cá nhân. Chú trọng đến con người cá nhân là điều cần thiết, song việc né tránh những chủ đề siêu hình và nhận thức nhận truyền thống, đắm chìm vào những góc nhỏ của đời thường lại là báo hiệu sự suy thoái của triết học sau những thế kỷ đột phá đầy vinh quang. Đôi khi những thất vọng chưa từng biết đến về cuộc sống chính trị - xã hội đã đưa đến chỗ hàng loạt khái niệm nền tảng của đạo đức, thẩm mỹ (hạnh phúc, cái thiện, điều lợi, cái đẹp…) bị lật ngược theo chiều hướng phủ định, với thái độ dửng dưng, vơ cảm, phó mặc, tránh động chạm vào nỗi đau và sự dằn vặt cá nhân.
“Phi chính trị”, “bất bạo động”, “tìm đến tự nhiên”, “chối bỏ đam mê” – những tuyên bố của các nhà hoạt động xã hội và các triết gia vào buổi đầu thời kỳ Hy Lạp hóa trên thực tế là sự đánh mất lòng tin vào khả năng nhận thức xã hội và thiết lập một cuộc sống kích thích con người khám phá vươn lên. Con số những Prometée táo bạo không nhiều. Dẫu vậy, sự chuyển hướng trong triết học cũng có những mặt tích cực nhất định. Các trường phái thời kỳ Hy Lạp hóa thoạt nhìn có vẻ như là sự trở về quá khứ - vật lý học (triết học tự nhiên) trở về vời thời sơ khai, với Héraclite và trường phái Elée, đạo đức học trở về với Socrate – nhưng thực ra trong các học thuyết của phái hoài nghi, phải khắc kỷ và phải Epicure đã bớt hẳn những yếu tố thần túy lý luận, tự biện, những sự đánh bóng ngơn từ. Khoa học trở lên chuyên biệt hơn, ít triết lý rườm rà theo kiểu Aristote hơn, sự nghiên cứu dần dần mang tính chất thực nghiệm nhiều hơn. Các “nhà thông thái không đến mức tách biệt khỏi cái dung dị, phàm tục của đời. Mặc dù bị vướng bận trong những lo toan của đời sống cá nhân và vận mệnh chính trị của xứ sở, họ đã có những đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của văn
hóa, vẫn kịp tạo ra một sắc thái tư tưởng đặc trưng cho thời đại mình, dân tộc mình, thể hiện ở ba khuynh hướng chủ đạo, được phân tích cụ thể dưới đây. I. PHÁI HOÀI NGHI VỚI CHỦ TRƯƠNG