V. ARISTOTE – BỘ ÓC BÁCH KHOA CỦA NỀN TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC HY LẠP CỔ ĐẠ
1. Pyrrhon xứ Elis (365 – 275 TCN) người sáng lập phái hoài nghi.
Bản thân từ “hoài nghi” thể hiện một ý nghĩa triết lý có tính tra vấn về một giá trị của tri thức. Tên gọi trường phái xuất phát từ tiếng Hy Lạp sceptikos, hay zètètikos – người đang tra vấn, tìm hiểu. Sự tìm hiểu bao giờ cũng đi đơi với tra vấn, thắc mắc về những gì diễn ra xung quanh. Nhưng kết quả tìm ra khơng làm thỏa mãn ước muốn của triết gia, nên triết gia tỏ ra thất vọng, và đi đến quyết định kiềm chế, hay vô cảm (ataraxia) trước mọi biến cố, cả trong hoạt động khoa học lẫn trong thực tiễn. Như thế một trào lưu tư tưởng đã hình thành – phải hồi nghi vơi tính chất một hệ thống những tra vấn về tri thức. Từ trước đến nay trong lịch sử phát triển của mình chủ nghĩa hồi nghi thường được xem xét từ ba nghĩa chính; nghĩa đầu tiên – sự tìm kiếm chân lý khơng mệt mỏi; nghĩa thứ hai – sự đối lập với thứ triết học nào thiếu tính phê phán, chỉ mang tính chất giáo huấn, khẳng định một chiều (hồi nghi có phương pháp, trái với chủ nghĩa giáo điều); nghĩa thứ ba – sự phủ nhận năng lực nhận thức của con người. Cần phân biệt tinh thần hoài nghi như điểm xuất phát triết lý với chủ nghĩa hoài nghi.
Người sáng lập phái hoài nghi Hy Lạp là Pyrrhon xứ Elis. Về sau những thành viên của trường phái thường được gọi là những người theo Pyrrhon, nên chủ nghĩa hoài nghi cổ đại Hy Lạp đồng nhất với chủ nghĩa Pyrrhon. Trong tiếng Hy Lạp bên cạnh sceptikos cịn có những tên gọi với nghĩa tương đương – aporetikos, ephectikos, zetetikos. Sceptikos – người tra vấn, nhưng không thỏa mãn lời giải đáp nào cả; aporetikos – người luôn gặp nan giải, nhưng khơng thích những vấn đề nhàm chán và những chân lý đã có sẵn; ephectikos – người ln ở trạng thái hồi nghi, tìm kiếm; zetetikos – người tự vấn bản thân.
Bắt đầu bằng sự nghiệp sáng tác bằng nghệ thuật hội họa, tư tưởng triết học của Pyrrhon hình thành dần sau những lần tham gia vào các cuộc viễn chinh của Alexandre đại đế sang phương Đơng, tiếp xúc với vẻ huyền bí và trang nghiêm của các tôn giáo bản địa, nhất là các bậc chân tu, những vị thiền sư Ấn Độ. Tuy nhiên cội nguồn tư tưởng chủ yếu của triết học Pyrrhon là các học thuyết triết học tại quê hương Hy Lạp. Luận điểm của Héralite về tính phổ biến của vận động, các aporia của Zesnon về mâu thuẫn giữa tính bất biến của tồn tại do tư duy logic chứng minh và tính khả biến của nó do cảm giác đem lại, sự khẳng định của Protagore về tính tương đối của thực tại và tri thức về thực tại, học thuyết của Platon về thế giới và các sự vật nhất thời, ngẫu nhiên, giả định của Desmocrite về tính chủ quan của “chất có sau” đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành chủ nghĩa hồi nghi Pyrrhon.
Cũng như Socrate trước đây, Pyrrhon không hề viết một tác phẩm nào, mà chỉ khởi xướng một khuynh hướng, sau đó các mơn đệ phát triển khuynh hướng ấy, trong đó khơng ít trường hợp họ gán tư tưởng của mình vào người thầy. Thêm nữa, Pyrrhon ít khi tham gia vào các cuộc tranh luận, mà chỉ sống theo một nguyên tắc nhất quán. Mặc dù vậy vẫn có thể phác qua vài nét về học thuyết hồi nghi Pyrrhon.
Theo Pyrrhon, triết gia khơng nhất thiết quan tâm đến vấn đề cái gì đang tồn tại và tồn tại như thế nào, mà cần phải sống như thế nào trong thế giới đang tồn tại ấy để tránh được những đau khổ, tai ương. Không cần suy tưởng về sự vật , mà chỉ cần bày tỏ thái độ đối với sự vật, không cần là nhà bác học, mà chỉ cần là nhà thông thái, khơng cần tìm hiểu tri thức về đức hạnh, mà chỉ cần sống khôn ngoan. Hạnh phúc là tĩnh tâm, gạt sang bên những băn khoăn chợt xuất hiện. Thơng thường, trên con đường tìm kiếm chân lý, chúng ta buộc phải làm sáng tỏ ba vấn đề sau: 1) sự vật hình thành từ đâu? 2) chúng ta quan hệ với sự vật như thế nào? 3) chúng ta có được điều lợi gì từ mối quan hệ ấy với các sự vật?
Với vấn đề thứ nhất, từ trước đến nay chưa có lời giải đáp nào làm thỏa mãn tất cả, cho nên tốt nhất đừng đưa ra lời giải đáp. Vì sao vậy? Trước hết ta phải tự tra vấn do đâu chúng ta biết về sự vật? Do cảm giác chăng? Chưa hẳn,
vì cảm giác khơng phải lúc nào cũng đem đến tri thức xác thực về sự vật. Do lý trí chăng? Cũng chưa hẳn vì bản thân lý trí ln vấp phải những mâu thuẫn. Lời giải đáp hợp lý cho vấn đề thứ hai là kiềm chế, hay treo lửng phán quyết. Sự kiềm chế này khơng có nghĩa là phủ nhận tồn tại của các sự vật, hiện tượng, mà thực chất là sự chối bỏ những đam mê thể xác, nhà hoài nghi chối bỉ nhận thức. Kiềm chế phán quyết là phương tiện đạt tới ataraxia – mục đích và điều kiện của cuộc sống.
Vấn đề thứ ba khơng cịn là vấn đề lý thuyết nữa, mà là vấn đề thực hành, được hiểu như hoạt động sống, đạt tới quyền lợi. Pyrrhon lại trở về với nguyên tắc nhất qn của mình – ataraxia (vơ cảm), hay apatheia (dửng dưng). Đó là thứ đạo đức học vơ cảm, chủ trương một thái độ bằng quang trước những biến cố của thời cuộc. Đôi khi Pyrrhon kêu gọi con người sống theo tấm gương của lồi vật, vơ tư, khơng hề biết buồn chán, ngay cả trước khi bị biến thành vật hiến tế cho kẻ khác. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử triết học sau này, từ Sextus Empiricus, Dioène Laerce đến Cicéron, và cuối cùng, Hegel, xem chủ nghĩa hoài nghi Pyrrhon là sự đánh mất con người có lẽ vì lý do đó.