V. ARISTOTE – BỘ ÓC BÁCH KHOA CỦA NỀN TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC HY LẠP CỔ ĐẠ
3. Xem thêm W Duran: Câu chuyện triết học Sài Gòn, 1971, tr 88.
quy hai đặc tính này về một, vì cho rằng vật chất vận động; cái vận động chỉ có thể là vật chất đang vận động”(1).
Trong bảng phân loại khoa học, vật lý học được xem như khoa học về các hiện tượng tự nhiên. “Do chỗ tri thức, và (trong số đó) tri thức khoa học, là kết quả của q trình nghiên cứu, cơ đọng thành các ngun lý…, nên ngay lẽ đương nhiên ngay cả trong khoa học về tự nhiên cũng cần xác định trước hết cái gì liên quan đến các nguyên lý. Con đường tự nhiên bắt đầu từ cái dễ hiểu và phân minh đối với chúng ta và kết thúc bằng cái dễ hiểu và bân minh theo bản nhiên…”(2). Các sự vật được đem đến trực tiếp cho ta trong kinh nghiệm có vẻ như dễ hiểu và rõ ràng, song trên thực tế chúng vẫn chưa được ta hiểu và thâu tóm hết, vì chưa đạt tới những ngun lý tồn tại và vận động của chúng. Bằng phương pháp phân tích “chủng loại đơn nhất của cái đang hiện hữu” vật lý học giúp con người đạt tới những nguyên lý ấy.
Từ “physis” hay “phusis” (dẫn đến “physikè – vật lý học) trong tiếng Hy Lạp hàm chứa khá nhiều ý nghĩa: 1) sự xuất hiện và tang trưởng các sự vật, vì phusis xuất phát từ động từ “phuo”, nghĩa là tăng trưởng, lớn lên; 2) cái chủ yếu trong cơ cấu sự vật, cái từ đó sự vật sinh ra, hay “nguồn suối phát sinh”; 3) nguồn gốc đầu tiên của các sự vật tự nhiên; 4) vật chất tự nhiên; 5) mơ thức, cái
nhờ đó và theo đó mà sự vật vận động; 6) bản chất, hay mục đích. Với mấy cách
hiểu vừa nêu Aristote đã khôi phục quan niệm truyền thống về vận động, nhưng không đặt sự vật dưới sự tranh chấp quyết liệt kiểu Héraclite, sự hợp nhất và phân ly theo biến thái tâm lý (Tình yêu và Hận thù) bao trùm khắp vũ trụ kiểu Empédocle, sự cuốn hút đến trạng thái hủy diệt kiểu Platon(3), sự va chạm cơ học của các nguyên tử kiểu Démocrite.
Tự nhiên của Aristote là thứ tự nhiên có hai mặt vật chất và mơ thức, vì thế ắt phải đặt ra câu hỏi: vật chất có thể xem là tự nhiên trong chừng mực nào? Trả lời: nó trở thành tự nhiên chỉ khi nào có thể được xác định thơng qua bản chất. Để làm sáng tỏ quan điểm này Aristote phân chia thế giới các sự vật ra hai
nhóm - các sự vật tự nhiên và các sự vật nhân tạo. Chính các sự vật nhóm thứ 1. V. F. Amus: Triết học cổ đại, M, tr. Tr. 289.
2. Aristote: Siêu hình học, T. 3, M, 1981, tr. 61 (184a 10 – 19)3. Xem Aritote: Vật Lý học, q.1, c.9, 192a 20. 3. Xem Aritote: Vật Lý học, q.1, c.9, 192a 20.
nhất, do có khởi nguyên vận động (và đứng im), nên cũng được Aristote gọi là tự nhiên. “Tự nhiên theo nghĩa đầu tiên và riêng của nó là bản chất, mà chính là bản chất của cái có khỏi nguyên vận động tự than. Vật chất được gọi là tự nhiên vì nó có khả năng đạt tới bản chất này….” (1) Theo ngơn ngữ hiện đại có thể nói tự nhiên là nguồn lực bên trong của sự tự vận động và phát triển của các sự vật.
Aristote trình bày học thuyết về vận động (kinesis) cả trong “Siêu hình học” lẫn “Vật lý học”. Trong “Siêu hình học” Aristote chỉ ra bốn dạng vận động có thể là: 1) tăng và giảm; 2) biến đổi về chất, hay chuyển hóa; 3) xuất hiện và diệt vong; 4) chuyển dịch vị trí trong khơng gian (vận động cơ học). Trong bốn dạng đó Aristote xem vận động khơng gian là dạng chủ yếu, điều kiện của tất cả các dạng còn lại. Chẳng hạn sự tăng lên có nghĩa là một vật thể nào đó tiếp cận một một vật thể khác và kết hợp với nó, để trở thành vật thể lớn hơn, vật thể
tăng trưởng. Tương tự như vật sự giảm đi có nghĩa là có một cái gì đó tách ra từ
một vật thể chuyển dịch trong không gian. Vậy sự tăng và giảm thiết định sự chuyển dịch trong không gian là một điều kiện tất yếu. Đối với sự biến đổi về vật chất có thể giải thích như sau: nếu trong vật thể diễn ra sự thay đổi chất của nó, thì ngun nhân của sự của sự biến đổi, chuyển hóa chính là sự liên kết vật thể đang biến đổi với vật thể đang biến đổi với vật thể tạo nên sự biến đổi trong nó. Nhưng điều kiện của sự liên kết là tiếp cận, mà tiếp cận chính là vận động trong khơng gian.
Vận động trong không gian cũng là điều kiện cho vận động thứ ba xuất hiện và diệt vong. Xét theo nghĩa chính xác thì khơng thể có cả xuất hiện lẫn diệt vong: mơ thức có tính vĩnh cửu, khơng thể xuất hiện, cũng như vật chất không “xuất hiện” và không “biến” đi. Cái mà người ta gọi một cách thiếu cân nhắc là xuất hiện và diệt vong chỉ là một sự biến đổi, hay chuyển hoá những đặc tính này thành những đặc tính khác. Sự chuyển hoá này khác với sự chuyển hoá về chất chỉ một điểm: dưới biến đổi về chất những đặc tính ngẫu nhiên biến đổi theo, nhưng dưới sự xuất hiện và diệt vong chỉ những đặc tính chủng loại và tiểu