I. PHÁI KHẮC KỶ
3, Khắc kỉ hậu kỳ
L. A. Seneca (khoảng 5 TCN - khoảng 65), đại biểu thuộc thế hệ thứ ba của phái khắc kỷ (đồng nhất với khắc kỷ La Mã, vì chủ yếu phát triển tại chính La Mã), sinh tại Cordova, vừa là triết gia, vừa là nhà thơ và nhà hoạt động xã hội. Trong nhiều năm Senenca là thầy dạy Nero, tạo được uy tín và ảnh hưởng lên đời sống xã hội La Mã. Sauk hi Nero lên ngơi hồng đế (năm 54), chính quyền La Mã thực thi đường lối cứng rắn đối với các hoạt động “dị giáo”, nên bị một số người phản đối. Điều này tác động đến tư tưởng Senenca, làm thay đổi cách tiếp cận đối với vấn đề con người, xã hội. Những năm 60 Senenca mất dần địa vị chính trị, cuối cùng bị thất sủng, bị kết tội làm phản và chấm dứt cuộc đời bằng tự tử.Chủ nghĩa khắc kỷ Seneca thiên về đạo đức học, xem nó quan trọng và cần thiết hơn vật lý và lơgíc học, song khơng vì thế mà hai vấn đề cuối cùng, đặc biệt là vật lý học, bị loại ra khỏi đối tượng nghiên cứu.
Kế thừa tư tưởng của Posidonius, Seneca xem mọi thứ trong thế giới, kể cả linh hồn, đều có tính vật thể, là tinh khí, pneuma, hay lửa. Triết gia là người tóm bắt được tinh khí của thế giới, tìm ra nguyên nhân và lý giải bản chất sâu xa của nó, cịn nhà khoa học thì mơ tả và đo lường nó nhờ sự trợ giúp của phép tính và con số. Trong vật lý học, Seneca dung nạp quan niệm của Heraclite về dòng chuyển biến hóa vơ tận của sự vật, học thuyết của platon về ý niệm, tư tưởng của Aristote về bốn nguyên nhân. Cũng như héraclite, Seneca nhấn mạnh tính chất không được sáng tạo của vật chất. Tất cả xuất hiện từ tất cả, khí từ nước, nước từ khí, khí từ lửa… tất cả các hành chất đều chuyển hóa vào nhau. Chất là sự chuyển hóa trạng thái tồn tại. Mọi chuyển hóa, biến đổi đều diễn ra theo tính quy luật: khởi thủy là khởi sự âm, điểm tồn tại hoàn thiện là lửa – cái chi phối thế giới và biến mọi thứ thành mình, mình thành mọi thứ.
Sự bất tử, cái chết và tự do là mối quan tâm thường xuyên của Seneca trong đạo đức học. Linh hồn một mặt là pneuma, tinh khí vật chất hay lửa, mặt khác, là trạng thái tinh thần “thuần thúy”, ln tìm cách vượt qua sự cám dỗ của dục vọng để hướng tới thế giới thần linh. Linh hồn là phần tốt nhất, thánh thiện nhất của con người, không chịu co cụm trong những giới hạn khơng – thời gian chập hẹp. Chính linh hồn nâng đỡ con người trong những tình huống đầy tai ương chết chóc hiện nay. Chết theo Seneca, là sự giải thoát khỏi những nỗi đau, sự chấm dứt những bất hạnh. Chết có thể là sự kết thúc, hoặc là sự luân chuyển. Tôi không sợ chấm dứt tồn tại, bởi trước sau gì tơi cũng đi tới điểm tận cùng của tồn tại. Tôi không sợ luân chuyển bởi lẽ, tơi chẳng thcihs thủ gì sống trong khn khổ chật chội này, tức thân xác. Ý thức được những điều đấy tơi thấy
mình được tự do và trở thành tự do. Tự do là gì? Cũng như phần đông các nhà khắc kỷ khác, Seneca chủ trương tinh thần hòa hợp con người – tự nhiên - thần linh. Điều đó có nghĩa con người cần phải hiểu tự do như sự nhận thức tính tất yếu sắt đá, hay thiên mệnh và tn phục nó. Trong tư tưởng của Senece khơng có chỗ cho sự hiện diện của cái ngẫu nhiên. Sự tuân phục hợp lý là tự do, mỗi sự quẫy đạp, vùng vẫy mù quáng chỉ càng dấn sâu vào bế tắc, càng bị xiềng xích trói buộc, bởi lẽ cuộc sống mỗi cá nhân được quy định bằng các vì sao là một
tahnfh viên của đại vũ trụ, do thần linh xếp đặt và cai quản. Tất cả đều từ thần. Tự do khác với nô lệ ở chỗ một đằng là ý thức được số phận mình, đằng khác là sự chống trả thiếu ý thức. Biết chấp nhận số phận bạnh sẽ được tự do. Hãy để linh hồn tự do, cho dù thân xác là nơ lệ, thậm chí buộc phải chấm dứt sự tồn tại của mình. Có thể tước bỏ cuộc sống chứ khơng thể tước bỏ cái chết. Cõi chết là tự do vĩnh hằng. Giải thoát linh hồn khỏi sự cầm tù của thân xác hỗn tạp chính là đưa linh hồn trở về với cội nguồn vĩnh cửu, thanh khiết nơi cao xanh.
Seneca chưa phải là tín đồ của Cơ Đốc giáo sơ kỳ, nhưng chủ nghĩa khắc kỷ của ông rất gần với lý tưởng Cơ Đốc giáo ở cả hai phương diện: phương diện con người và phương diện xã hội. Ở phương diện con người, triết học Seneca là biểu hiện sự phản kháng tinh thần trước những biến đổi đầy bi kịch của cuộc sống mỗi cá nhân trong thời đại đang có những suy đồi về đạo đức. Ở phương diện xã hội, tư tưởng của Seneca mang thơng điệp về tính hịa đồng và bình đẳng, hướng tới những giá trị nhân loại chung. Seneca mong muốn xã hội loài người là cái toàn vẹn duy nhất, nơi tất cả đều được tự do, những người nô lệ được trả lại tên gọi con người. Trong vỏ bọc của chủ nghĩa khơng tưởng thần bí và lắm nét thụ động của Seneca đã ẩn chứa khát vọng vươn lên thật sự của con người thời khủng hoảng, đằng sau vẻ chịu đựng trước thiên mệnh, số phận đầy ắp những suy tư về tự do.
Trong các nhà triết gia xuất thân từ tầng lớp thấp có Epictète (khoảng 50- khoảng 140). Tên gọi Epictète có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là “được mua thêm”. Tiểu sử của nhà khắc kỷ này trùng hợp với một phần với tên gọi đó. Vốn là nơ lệ, Epictète bị dẫn đến Roma, chức vụ cho một trong những sủng thần của nero, sau đó được trả tự do. Khi hàng loạt các quốc gia bị trục xuất ra khỏi Roma. Epictete đến Nicopole năm 89, thuyết giảng tư tưởng khắc kỷ dưới hình thức đối thoại kiểu Socrate. Epictète không viết tác phẩm nào, sống một cuộc đời túng quẫn cho đến khi chết.
Epictète hoàn thành xu hướng truyền thống của phái khắc kỷ La Mã là quy các vấn đề triết học về đạo đức học. Việc phân chia triết học ra đạo đức, vật lý, và lơgíc đối với Epictète chỉ mang tính chất hình thức, vì điểm cốt lõi trong
cuộc sống là sống trung thực, mọi lý luận và vận dụng lý luận đều hướng về sự làm rõ bản chất con người. Năng lực nhận thức (mục tiêu khám phá của logic học) cũng chỉ hướng tới lịng tin và sự sung kính, nhưng đức hạnh chủ yếu; việc tìm hiểu các nguyên nhân và sự vận động của thế giới (đối tượng của vật lý học) cũng chỉ nhằm sự khẳng định sự tồn tại của nguyên nhân tối cao, tức thượng đế. Ở Epictète thượng đế chưa phải là bản thể hữu vị, nhưng sở hữu tri thức tuyệt đối.
Điểm cốt lõi của tư tưởng đạo đức Epictète là xác lập và bảo vệ một lập trường đạo đức nền tảng, nhờ đó con người trong bất kì hồn cảnh nào, giàu hay nghèo, tự do hay nơ lệ, có quyền lực hay khơng có quyền lực, đều thể hiện mình như một nhân cách tự do, vượt lên hoàn cảnh. Epictete phân biệt các sự vật nằm
trong quyền lực của chúng ta, chỉ ra các hành động của chúng ta, gồm kiến giải,
ước muốn, sở trường, sở đoản, ham thích hay chối bỏ.., khơng phải là hành động xuất phát từ chúng ta, ta muốn cũng không được, không muốn vẫn phải chấp nhận, như thân thể, tài sản, vinh quang lần lượt biến khỏi ta, ta cảm nhận sự nhẫn nhục và yếu đuối của mình, một kiếp người phù du. Do đó để trở nên tự do thực sự cần phải có thái độ sống dứt khốt, khơng vướng bận vào những lo toan đời thường và những tham vọng quyền lực cao xa. Thay vì tranh đấu vì quyền lực với những người khác, ta hãy bằng lòng với quyền lực bẩm sinh nơi mình. Tự do với tính cách quyền lực bẩm sinh của con người không dừng lại ở cảm
nhận, mà biến thành một sự lựa chọn. Quyền tự do lựa chọn do đâu mà có? Do
thượng đế ban tặng cho con người. Một chút liên tưởng: sau này Tertullien, một trong những bậc cha chú của nhà thờ Cơ Đốc giáo, xem tự do lựa chọn là ân sủng Chúa ban.
Chủ nghĩa khắc kỷ thế hệ thứ ba tìm được người thừa kế xứng đáng ở marcus Aurelius Antonius (121 - 180), hoàng đế La Mã. Tác phẩm xuất sắc nhất của nhà cai trị kiêm triết gia này là “tự thuật”, bàn về cấu trúc thế giới và đạo đức. Chủ nghĩa khắc kỷ marcus Aurelius kết hợp với một số yếu tố của phái hoài nghi, Heraclite, phái tiêu dao, phái Epicure và khuyển nho. Chịu ảnh hưởng của héraclite và phái hoài nghi, marcus Aurelius xem tồn tại của thế giới là duy nhất,
nhưng không bất biến mà luôn trải qua quá trình sinh thành và diệt vong, được đánh dấu theo chu kỳ bằng những trận hỏa tai vũ trụ, với sự thay thế liên tục các trạng thái, vì vậy thật khó nhận biết các diện mạo đích thực của nó. Cuộc sống con người chỉ là một dịng khoảnh khắc trong dịng thời gian vơ tận, bản chất của nó - dịng chảy vĩnh cửu, cảm giác – đơn điệu, cơ thể - phù du, linh hồn – vật vờ, số phận - bí hiểm, vinh quang- phù phiếm. Tất cả những gì của thân xác và linh hồn đều là giấc mơ, là sương khói mong manh. Theo marcus Aurelius nhiệm vụ của triết gia là đêm đến cho con người sự an ủi và sự thư thái tinh thần. Tuy nhiên nhà khắc kỷ lại nhấn mạnh rằng chúng ta sống thư thái giữa một thế giới hợp lý, thiêng liêng và có mục đích, mà con người là thành viên không tách rời. tất cả những gì tách ra trên thế giới đều là sự thực hiện dự định của tự nhiên, mà ở trường hợp này đồng nhất với bản ngun vật chất tích cực, có lý trí, tức Thượng đế, Sức mạnh thâm nhập vảo toản bộ thế giới và thống nhất nó vào cái toàn vẹn duy nhất.
Marcus Aurelius phân chia con người ra ba phần: thân xác, linh hồn, tinh thần (lý trí) với ba thiên hướng tương ứng – cảm giác, khát vọng và suy tư. Như vậy, khác với Platon, marcus Aurelius xem tinh thần lý trí là phần thăng hóa, vượt lên trên linh hồn; lý trí đóng vai trị của một bản nguyên “định hướng” bản nguyên đích thực duy nhất của con người, gắn kết với bản nguyên thần linh, và hịa nhập vào đó sau khi thân xác chết đi. Chất khueyenr nhoc ủa tư tưởng đạo đức marcus Aurelius thể hiện ở tuyên bố: “những gì con người tạo ra đều nhất thời, chỉ có cái chết mới là vĩnh cửu, vì thế hãy sống thực hồn nhiên”.
Marcus Aurelius cũng như phần lớn các nhà khắc kỷ, đã làm cho triết lý trở nên dễ hiểu đối với những người ít học và thất học, nhờ cách lập luận không quá cao siêu, lại phần nào nắm bắt được những nhu cầu thiết thân của đại chúng. Chủ nghĩa bi quan trong quan niệm của Marcus Aurelius về cái chết, sự hủy diệt vĩnh cửu được dự báo như một sự sụp đổ khó tránh của chế độ chiếm hữu nơ lệ.