Sđd, câu 30 Xem thêm “Các nhà duy vật hy lạp cổ đại, Moskva, 1995, tr.44.

Một phần của tài liệu Triet hoc hy lap co dai (Trang 25 - 39)

III. TỪ BẢN THỂ LUẬN ĐẾN VẤN ĐÈ BẢN TÍNH CỦA THẾ GIỚI PHÉP BIỆN CHỨNG NHƯ MỘT TRONG NHỮNG ĐẶC TRƯNG

2. Sđd, câu 30 Xem thêm “Các nhà duy vật hy lạp cổ đại, Moskva, 1995, tr.44.

2525 25

Héraclite là khái niệm đa nghĩa: Thần ngơn (có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp), lời nói, lý trí, chân lý, lửa (hiểu như bản nguyên tồn tại). Theo nghĩa rộng logos là tính quy luật, tính tất yếu, trật tự và chuẩn mực, chi phối quá trình thế giới. Khái niệm Logos làm nên nội dung cốt lõi của phép biện chứng Héraclite. (1)” Quan niệm về tính phổ biến của vận động, thay đổi được thể hiện trong diễn đạt đầy ấn tượng. “mọi thứ đều chảy” Héraclite cịn giải thích thêm: thế giới như một dịng sơng khơng ngừng trơi; khơng ai có thể tắm hai lần trong cùng một dịng sơng, vì mỗi lần xuống đó đều tiếp nhận dịng nước mới. Sự vật biến đổi không hỗn độn, mà tuân theo quy luật, tức Logos. Quy luật thứ nhất chỉ rõ mọi vật đều nằm trong sự sinh thành, phát triển và diệt vong không cưỡng lại được. Quy luật thứ hai nhấn mạnh tính thống nhất và đa dạng của thế giới. Thế giới thống nhất, nhưng không phải là thống nhất trừu tượng, mà là hoạt động, sự tự triển khai ra các mặt đối lập. Sự thống nhất các mặt đối lập là nguồn gốc vận động và phát triển.

Hư vô chỉ là “cái khác” của tồn tại, tính chủ quan là “cái khác” của tính khách quan, mọi thứ đều hợp nhất, và mọi hợp nhất đều phân đôi, tồn tại và hư vô chỉ là một. Vũ trụ vừa thống nhất, vừa đa dạng, trong đó sự tác động qua lại và chuyển hóa của các mặt đối lập làm nên bản chất của sinh thành và phát triển. Đấu tranh là tính quy luật cơ bản của tự nhiên và xã hội loài người, là “cha của tất cả”, “ơng hồng của tất cả”. Trong đấu tranh cái mới xuất hiện, tạo nên sự thống nhất mới, quá trình cao chuyển hóa khơng bao giờ ngừng. “Những cái bất tử mà chết, những cái đã chết hóa thành bất tử, cuộc sống của những cái này là sự chết của những cái khác, và sự chết của những cái này là cuộc sống của những cái khác…lửa sống bằng cái chết của đất, khí sống bằng cái chết của lửa, nước sống bằng cái chết của khí, đất – (bằng cái chết) của nước”(2). Quy luật thứ ba, xuất phát từ quy luật thứ nhất và quy luật thứ hai, có thể gọi là quy luật tương quan khác nhau “biểu lộ” ra một cách khác nhau trước chủ thể. Héraclite 1. Hèracllte khơng ý thức rằng tư tưởng của mình về thế giới có tính biện chứng, bởi lã khái niệm biện chứng lúc đó chư xuất hiện. Các thế hệ triết gia sau ông gọi dialektiké là nghệ thuật đối thoại, tranh cãi. Từ thời cận đại đến nay, phép biện chứng đã được mở rộng thàn cách hiểu mới như chúng ta biết dùng nó để xét đốn các tu tưởng triết học quá khứ trong đó có Hé racllite

2. Sđd, tr.126, 76, 62.

2626 26

đưa ra hàng loạt dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm này, chẳng hạn mật ngọt đối với người bình thường, nhưng đắng đối với người bệnh; nước biển đối với một số sinh thể là môi trường sống, nhưng đối với một số khác lại tỏ ra độc hại; vàng là của quý đối với người, nhưng vơ giá đối với lồi vật; con khỉ đẹp nhất trong lồi khỉ cũng khơng thể so sánh với con người; những người tồn năng nhất cũng khơng thể so sánh với các vị thần. Héraclite đưa ra ý tưởng này nhằm nhấn mạnh sự đồng nhất cụ thể, hoặc tính tương đối của thực thể, và điều này thật “táo bạo” khác thường”(1). Cách nhìn khác thường về vũ trụ theo tinh thần “mọi thứ đều chảy” và “tất cả có và khơng có” là sự thách đố đối với ý thức thống trị đương thời. Nietzsche đánh giá phép biện chứng của Héraclite là “ý tưởng tuyệt vời, xuất phát từ tận suối nguồn thanh khiết nhất của chủ nghĩa Hy Lạp”(2).

Dễ hiểu vì sao ơng chấp nhận bước đi trên con đường “cô đơn”, với “ một long cao ngạo ngất trời”, phê phán những bậc tiền bối như những người chưa biết khám phá cái uyên nguyên của vũ trụ”(3)

Thần ngôn – Logos – Lửa của Héraclite rất thần linh, nhưng cũng rất vũ

trụ và nhân tính. Thần linh là sự thống nhất ngày và đêm, đông và hạ, chiến

tranh và hoà bình, no và đói. Ngài cũng biến thái như lửa, mang nhiều tên khác nhau tuỳ theo ý thích của mỗi người. Thần linh, vũ trụ và con người đều được cắt nghĩa thông qua khái niệm Logos, trong đó thần linh là biểu tượng, vũ trụ và con người là những hiện thực luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Con người là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, toàn thể trong đại toàn thể, vì vậy lý trí con người và lý trí thần linh, đại diện cho tinh khí vũ trụ, nhất trí với nhau, nhưng không hoà lẫn vào nhau.

Lẽ đương nhiên Logos và Thần (Theos) theo cách hiểu của người Hy Lạp khác với Ngôn lời (Logos) và Thiên chùa trong Kinh Phúc âm của Thiên Chúa giáo ( xem Kinh Thánh, Tân ước, Tin lành theo Jean, Đoạn 1, câu ).

1. Xem G. W. H. Hegel: Toàn tập, T. IX, Moskva, 1934, tr. 291.

2. Nitezsche: Triết lý Hy Lạp thời bi kịch, Bản dịch Trần Xuân Kiêm, Sài Gòn, 1975, tr.51.3. Nitezsche: Sđd, tr. 65, 66 – 69. 3. Nitezsche: Sđd, tr. 65, 66 – 69.

2727 27

“Trật tự thế giới này,- Héraclite viết,- đồng nhất từ tất cả, không do vị thần nào, không do con người nào tạo ra, mà luôn luôn đã, đang và sẽ là ngọn lửa sinh động bất diệt, là thước đo cho những gì bùng cháy và những gì lụi tàn”.1

Lý trí là chìa khoá giúp con người hiểu được vũ trụ trong hoà điệu thiêng liêng Lý trí – Logos chính là sự đảm bảo tính phổ biến và tính chân lý của nhận thức. Tâm hồn cũng hàm chứa chất lý trí năng động và phát triển. Ngược lại, ở trình độ cảm giác nhận thức mang tính vật thể, là cái đem đến trực tiếp cho con người, nên chỉ đạt tới cái đơn nhất, cái xác định, hiển nhiên, không hoàn thiện.

Con người là khâu trung gian giữa vật và thần, luôn bị xô đẩy vào một trong hai thái cực: lý trí và bản năng, thiện và ác, đẹp và xấu, dũng cảm và hèn nhát. Bản chất đạo đức của con người phụ thuộc vào mức độ hiện diện của lửa. Lửa được hiểu ở một bình diện khác – lửa lòng, lửa tâm hồn, tiếng nói huyền diệu của lương tri. Lửa là cội nguồn vĩnh cửu của cuộc sống, còn cuộc sống là quá trình hướng tới sự hợp nhất bền vững con người – vũ trụ – thần linh. Song điều đó khó thành hiện thực, vì một phần nhân loại không tuân thủ Logos, xem cuộc sống chỉ là “ trò chơi trẻ con”. Để ngăn chặn con người xa vào lầm lỗi, cần thiết xây dựng một “ chuẩn mực luật pháp hữu ích”, một “ Logos của cuộc sống”. Phục tùng Logos – luật pháp và hành động theo Logos quy định tính cách cá nhân của mỗi người. “ hãy đấu tranh vì luật pháp như những bức tường của ngôi nhà mình”. Nhân sinh quan của Héraclite chỉ rõ rằng con người sợ cả hai thế lực: sợ bị thần linh trừng phạt và sợ chính bản thân mình. Trong khi thống trị tự nhiên, con người vẫn không dám quả quyết có thống trị được chính mình hay không. Đó là lơi nhắc nhỡ đầy uy lực của con người cô đơn, triết gia yếm thế xứ Ephèse đối với các thời đại kế tiếp, trong hiện thực và trong tư tưởng.

2. Phép “biện chứng phủ định” của trường phái Elée

Trường phái Elée ( lấy tên một đô thị ven biển miền nam nước Ý nơi sinh ra trường phái) về căn bản đối lập với Héraclite trong cách giải thích thế giới vì chủ trương vạn vật bất biến không sinh thành không diệt vong. Tuy nhiên “ những luận cứ chống lại vận động” do Parménide nêu ra lại kích thích những tìm tòi và khám phá mới về giới tự nhiên, chứng minh tính mâu thuẫn của quá trình nhận thức. Tư tưởng biện chứng trong hình thức phản bác, mâu thuẫn, phủ

2828 28

định, đã hé mở cho con người – chủ thể nhận thức, nhiều điều thú vị về nghệ thuật tiếp cận chân lý. Hơn nữa với trường phái Elée lần đầu tiên trong triết học phương Tây “ tồn tại” – một đề tài truyền thống, được tìm hiểu một cách nghiêm túc.

Đại biểu đầu tiên của trường phái Elée là Xénophane ( khoảng 570-478 TCN), người phác thảo những đường nét ban sơ của nguyên lý đồng nhất ( vạn vật đồng nhất thể) nhưng Parménide ( 540 – 470 TCN ) mới đem đến cho trường phái diện mão rõ ràng thật sự.

Parménide sống cùng thời với Héraclite, sinh tại Ionie , đến lập nghiệp tại Elée. Tác phẩm chủ yếu là “ Về tự nhiên”, dưới ảnh hưởng của Xénophane. Vấn đề lớn trong triết học Parménide là quan hệ giữa tồn tại và hư vô, tồn tại và tư duy, vận động và đứng im. Nếu Héraclite khơi nguồn cho lối suy nghĩ mới về bản tính thế giới, thì Parménide đưa những suy nghĩ tới cấp độ triết học theo đúng nghĩa của từ đó. Nhưng cuộc tranh luận giữa hai ông là cuộc tranh luận giữa một người xem vạn vật đều “là và đồng thời không là” với một người nhìn nhận mọi thứ theo nguyên tắc chắc chắn, phân minh, rõ ràng. Parménide kết án Héraclite “đã làm rối loạn mịt mù tất cả những gì ông vừa gỡ rối và minh giải”. “Hãy tránh xa những con người ấy – ông giận dữ, - những kẻ đó dường như có hai đầu và chẳng biết gì cả. Nơi họ tất cả đều tuôn chảy, ngay cả trong tư tưởng của họ cũng thế. Họ bàng hoàng sửng sốt trước vạn vật , nhưng họ phải câm và điếc mới có thể pha trộn các phản lập thể (các mặt đối lập – ĐNT) vào được với nhau như vậy”1

Tư tưởng triết học chủ yếu của Parménide gồm ba luận điểm :

a) Thế giới không khác nào một quả cầu vật chất đóng chặt, nén đầy , không còn chỗ trống. Không thể có vận động, bởi lẽ không gian đã được phân định, mỗi sự vật chiếm một vị trí tương ứng. Cách hiểu như vậy nhằm vào hai mục tiêu: xem vận động, biến đổi là dòng hư ảo vô cùng, đồng thời bác bỏ khái niệm không gian rỗng thuần tuý.

1 . Nietzche: Triết học Hy Lạp thời bi kịch, 1975, tr. 81-82

2929 29

b) Cái gì ta tư duy được, diễn đạt được bằng ngôn ngữ, thì mới tồn tại. Theo nghĩa đó tồn tại là tư duy đồng nhất với nhau, vừa như quá trình, vừa như kết quả. Tư duy là tư duy chỉ khi nào có tính vật thể, và vật thể là vật thể hiện hữu chỉ khi nào ta tư duy được với tính là nó có như một hiện thể đặc trưng. Như vậy vần xác định: tồn tại là tư duy là một, mọi ý tưởng luôn luôn là ý tưởng về cái- đang-tồn-tại; tồn tại là suy nhất, toàn vẹn; nó không lớn hơn, không bé hơn; cái- không-tồn-tại không thể được tư duy như cái-đang-tồn-tại (không tồn tại cái không tồn tại); cái-không-tồn-tại không thể nhận biết , không thể diễn đạt, nói cách khác, cái gì không có thì vô danh, vô định, vô nghĩa. Tồn tại có, hư vô

không .

c) Không có vận động không có chuyển hoá nghĩa là không có sự sinh thành, xuất hiện và diệt vong, bởi lẽ chúng giả định khả năng của cái không tồn tại (từ không đến có, từ hư vô đến tồn tại).

Parménide đã nêu ra ba đặc tính của tồn tại: tồn tại, thống nhất, đầy đủ; không sinh không diệt; bất biến bất phân.

Phần tiếp theo của triết học Parménide được trình bày như nhị nguyên luận cuả con đường chân lý và con đường thường kiến. Có hai thứ triết học – một thứ hướng đến chân lý, một thứ căn cứ trên thường kiến. Con đường chân lý dựa vào lý trí để khám phá tồn tại vĩnh cửu bất biến, còn con đường thường kiến xuất phát từ cảm giác để nắm bắt thế giới luôn biến đổi, nhất thời, hư ảo. Hai con đường ấy dẫn dắt con người đi tới nhận thức hai thế giới khác nhau: thế giới bất biến, lý tưởng của tồn tại đích thực và thế giới hữu tình, khả biến của cảm quan. Quan niệm về tồn tại đích thực bền vững đã được Platon hệ thống hoá trong học thuyết về các ý niệm, còn tinh thần nhị nguyên thể hiện ở học thuyết về hình thức ( tồn tại năng động hiện thực) và vật chất( tồn tại trong khả năng) của Aristote. Con đường chân lý mách bảo chúng ta rằng tồn tại là vĩnh cửu, bất biến, rằng nó có, tức nó hiện hữu, còn nó không có, thì cũng không phải là đối tượng nghiên cứu của chúng ta. Đó là mặt mạnh của Parménide, vì ông vẽ nên một vũ trụ liên tục, không phân chia chứa đầy vật chất. Tuy nhiên việc xem nhẹ,

3030 30

thâm chí miệt thị quan niệm về vận động, biến đổi trong tự nhiên đã đưa ông đến phép siêu hình tự phát, tức phương pháp giải thích thế giới trong trạng thái ngưng đọng, cô lập, bất biến.

Thực ra Parménide không phải không biết đến những nan giải và mâu thuẫn trong cách lập luận của ông. Đã có lúc ông đưa ra hình ảnh vị thần tối cao có trách nhiệm sáng tạo và điều phối, hoà lẫn mọi thứ, ôm xiết lấy vũ trụ trong thể thống nhất. Nhưng đó chỉ là những ý nghĩ thoáng qua, hay nhằm vào việc khẳng định Thần là tồn tại tuyệt đối, theo phương án của Xénophane với một chút cải biến. Empédocle, Anaxagore, Décmocrite về sau đã cố gắng hai quan điểm đối lập về bản chất thế giới khi xây dựng học thuyết của mình, nơi mà tồn tại vừa đơn nhất vừa đa tạp, vừa trường tồn vừa biến đổi.

Zénon ( khoảng 490- 430 TCN) học trò của Parménide, cụ thể hoá và phát

triển nguyên lý “ vận động đồng nhất thể” và nguyên lý “vạn vật bất biến” bằng phương pháp trưng dẫn chứng lý (epicherema) và nghịch lý (aporia). Tất cả có khoảng hơn 40 nghịch lý, nhưng hiện nay chỉ còn lại một số, được phân ra thành hai nhóm- nhóm thứ nhất đề cập đến tính duy nhất của tồn tại; nhóm thứ hai – tính bất biến của tồn tại. Để làm sáng tỏ điều này cần xem xét sự vật trong quan hệ không gian trong “vật lý học” Aristote lưu ý đến bốn aporia của Zénon “sự phân đôi” (dichotomia “Achille và con rùa”, “Mũi tên bay” , “Sân vận động”).

Aporia “sự phân đôi” có thể tóm tắt như sau: một vật bất kỳ muốn vượt qua đoạn đường từ A đến B trước hết phải vượt qua ½ của AB, mà ḿn vượt qua ½ AB, nó phải vượt qua ½ của ½ ấy, cứ thế đến vô cùng mà không kết thúc. Về mặt toán học, theo A. N. Tranysev, nên biểu diễn tổng của dãy vô cùng phân số có giới hạn bằng toàn bộ đoạn AB, quy ước thành I:

Lim ( ẵ + ẳ + + ẵ n) = 1, trong đó lim 1/2n = 0

∞→ →

n n→∞

3131 31

Như vậy vấn đề đã được giải quyết, nhưng về mặt vật lý còn chưa rõ ràng là tại sao cực tiểu hướng đến không (0), mà lại không mất đi1. Không thể tìm ra khởi điểm của vận động, do chỗ bản thân sự phân đôi không đem đến một kết thúc khả hữu. Cứ cho rằng khi phân đôi ta thu được hai nửa của AB, nhưng mỗi nửa của AB, về phần mình, là một cái toàn vẹn mới, và vật thể vận động cứ phải vượt qua lần lượt những cái toàn vẹn ấy mãi vẫn không hết. Kết luận: 1) do chỗ không gian ( “ở đây”) và thời gian (“bây giờ”) với tính cách là cái liên tục tuyệt đối, nên không bao giờ đặt ra một sự phân chia, nếu có phân chia thì phân chia đến vô cùng; 2) Do chỗ không gian là liên tục, nên những khoảng phân chia của không gian thực ra là những khoảng phân chia quy ước. Có thể cắt đôi khúc gỗ, chiếc bánh, nhưng không thể cắt đôi không gian được. Cắt đôi không gian để tìm khởi điểm vận động, do đó, là sai lầm. Vận động là kết quả của nhận thức cảm tính, chứu không phải của nhận thức lý tính.

Aporia “ Achille và con rùa” cho thấy sự tài tình trong lập luận của Zénon. Ngụ ngôn Hy Lạp kể lại rằng có một con thỏ chủ quan nằm ngủ quên nên đã thua con rùa trong cuộc chạy đua. Nhưng trong câu chuyện của Zénon,

Một phần của tài liệu Triet hoc hy lap co dai (Trang 25 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w