MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỘI NGŨ DOANH NHÂN TRẺ 1 Một số khái niệm

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ PHÁT TRIỂN đội NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM TRONG hội NHẬP QUỐC tế (Trang 33 - 38)

2.1.1. Một số khái niệm

- Khái niệm Doanh nhân

Khái niệm doanh nhân đã được đề cập đến trong đời sống kinh tế xã hội và kinh tế học từ khá lâu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có quan niệm thống nhất về đối tượng này. Ở Việt Nam, doanh nhân là một từ được các phương tiện truyền thông của Việt Nam sử dụng để xác định một tầng lớp gắn với thành phần kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản mới xuất hiện từ sau những năm 90 của thế kỷ XX.

Adam Smith, trong cuốn “Của cải của các dân tộc” (1776), đã mở rộng khái niệm doanh nhân với 3 chức năng: chủ sở hữu, nhà quản lý và người chấp nhận rủi ro.

Joseph A. Schumpeter, trong cuốn “Lý thuyết phát triển kinh tế” (1911), cho rằng doanh nhân là người kết hợp các yếu tố đầu vào theo một cách thức sáng tạo để tạo ra giá trị cho khách hàng với kỳ vọng rằng giá trị này sẽ lớn hơn chi phí các yếu tố đầu vào,... doanh nhân là lực lượng tạo nên các bước đột phá trong cơng nghiệp và thương mại, và nhờ đó nền kinh tế mới tăng trưởng. Điều đó cho thấy, Joseph A. Schumpeter đặc biệt nhấn mạnh vai trò người tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh, khía cạnh sáng tạo cũng như động cơ tìm kiếm lợi nhuận khi nói về doanh nhân, và bên cạnh đó, ơng cũng chỉ rõ vai trị quyết định của doanh nhân đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Bách khoa thư Oxford về buôn bán định nghĩa: “Doanh nhân là một người đảm nhiệm cung cấp một hàng hoá hay dịch vụ cho thị trường để thu được lợi nhuận cá nhân, thường thì họ đầu tư vốn cá nhân vào việc kinh doanh, chấp nhận rủi ro liên quan đến số đầu tư đó”. Người ta cho rằng những việc khởi xướng từ một doanh nhân thường tạo ra của cải xã hội, và vì vậy chính phủ nên tạo điều kiện môi trường để họ phấn đấu.

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), doanh nhân là các tác nhân của thay đổi và tăng trưởng trong một nền kinh tế thị trường và họ có thể hành động để thúc

đẩy việc tạo ra, truyền bá và ứng dụng các ý tưởng sáng tạo... Các doanh nhân khơng chỉ tìm kiếm và xác định các cơ hội kinh tế, lợi nhuận tiềm năng mà còn sẵn sàng chấp nhận rủi ro đối với các kỳ vọng của họ1. Như vậy, quan niệm của OECD về doanh nhân khơng chỉ nhấn mạnh vai trị của doanh nhân đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, đối với những thay đổi nói chung trong nền kinh tế mà cịn nhấn mạnh động cơ tìm kiếm lợi nhuận, tinh thần sẵn sàng chịu rủi ro.

Theo quan điểm của James L.Gibson, nhà kinh tế học Mỹ, định nghĩa tổng quát về doanh nhân là người sáng lập và quản trị DN. Như vậy, doanh nhân là người bỏ vốn vào kinh doanh, chấp nhận sự rủi ro và sống chết với số vốn bỏ ra. Doanh nhân thường là người chủ sở hữu công ty, hay nắm giữ một phần vốn chủ yếu trong công ty của họ.

Carton R.B, Hofer C.W và Meek M.D, trong nghiên cứu “Doanh nhân và tinh thần doanh nhân - khái niệm động về vai trò của chúng trong xã hội”, cho rằng doanh nhân

là một cá nhân hay một nhóm người xác định cơ hội, tập hợp các nguồn lực cần thiết, chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động của tổ chức,... doanh nhân theo đuổi, tìm kiếm các cơ hội, tham gia vào việc thành lập ra một tổ chức với kỳ vọng tạo ra giá trị cho những người tham gia. Như vậy, các tác giả đã nhấn mạnh vai trò trong nội bộ DN, giới hạn chủ yếu ở chức năng của một nhà quản lý khi nói về doanh nhân. Những dẫn chứng nêu trên cho thấy, khái niệm doanh nhân ngày càng được mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn cịn những quan niệm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về đối tượng này. Mặc dù vậy, đại bộ phận các quan niệm về doanh nhân mà các tác giả đưa ra đều có điểm chung là coi doanh nhân gắn liền với động cơ lợi nhuận, tính sáng tạo và tinh thần sẵn sàng chịu rủi ro và luôn được xem xét trong mối tương quan chặt chẽ với khái niệm “DN” và “kinh doanh”. Khái niệm “DN” được hiểu theo cùng một góc nhìn trên khắp thế giới, đó là một tổ chức làm kinh doanh; cịn kinh doanh thì được hiểu là tạo ra giá trị, hay nói cách khác, là kiếm tiền bằng cách phụng sự xã hội. Bất cứ DN nào cũng cần có người lãnh đạo - người có đủ tư duy và tầm nhìn, trí tuệ và tư tưởng, bản lĩnh và sức khỏe... để có thể dẫn dắt cả tập thể thực hiện thành công sứ

mệnh mà DN đã đặt lên vai mình. Người lãnh đạo đó có thể là chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu thuê để điều hành DN. Và người lãnh đạo đó chính là doanh nhân.

Ở Việt Nam, thuật ngữ doanh nhân mới được đưa vào sử dụng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngay từ thời phong kiến: Trong câu “Sĩ - nông - công - thương”, đã hình thành đội ngũ doanh nhân, tuy nhiên doanh nhân thời điểm này chưa được coi trọng bằng các đội ngũ khác trong xã hội và các thương gia thời đó đứng ở cuối các thang bậc của xã hội.

Trong thời kỳ thực dân: Tầng lớp doanh nhân Việt Nam thực sự hình thành và phát triển một đội ngũ các doanh nhân vươn lên kinh doanh và cạnh tranh lại với tư bản nước ngoài. Nhiều người trong số họ là những người xuất chúng và có những hành động yêu nước thiết thực như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà...

Tới thời kỳ sau giải phóng và đặc biệt là từ 1990 đến nay, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được ra đời khẳng định vị trí, vai trị đặc biệt của đội ngũ doanh nhân.

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa doanh nhân một cách ngắn gọn: “Doanh nhân là người làm nghề kinh doanh”.

Theo tác giả Võ Xuân Hân, doanh nhân là người tự đứng ra lập, tổ chức và coi sóc một cơng việc làm ăn. Họ khơng phải là những nhân viên có chức vụ do một cơng ty hay xí nghiệp thuê và trả lương. Điểm khác biệt giữa doanh nhân và nhà quản lý DN đơn thuần là ở chỗ doanh nhân có vai trị khởi xướng cịn nhà quản lý thì khơng.

Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người có vị trí trong một DN và làm công việc quản trị trong DN. Doanh nhân cịn là những người có được những phẩm chất như:

- Có năng khiếu về kinh doanh.

- Có kỹ năng đặc biệt về kinh doanh và các kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh

- Có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia

Theo Từ điển bách khoa toàn thư, “doanh nhân” là người làm nghề tổ chức sản xuất - kinh doanh, cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho thị trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Doanh nhân xuất hiện và tồn tại trong lịch sử loài người cùng với sản xuất hàng hoá và thị trường. Theo định nghĩa này, cần lưu ý đến hai khía cạnh. Đó là: (1) Doanh nhân là người tổ chức sản xuất kinh doanh, và (2) Môi trường của doanh nhân.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, người làm công tác quản trị DN thuê không chỉ thuần túy làm theo lệnh của chủ sở hữu mà phải rất năng động theo cơ chế thị trường, thực sự làm kinh doanh, gắn lợi ích của mình với kết quả kinh doanh của DN mà mình phục vụ, tức là trở thành nhà kinh doanh thực thụ - những doanh nhân.

Ở khía cạnh mơi trường của doanh nhân: Môi trường cho sự ra đời của doanh nhân là thị trường, là nơi thực hiện sự tự do kinh doanh, là nơi hoạt động kinh doanh được tiến hành theo tín hiệu của thị trường chứ khơng phải theo mệnh lệnh chỉ huy, là nơi mà những yếu tố sản xuất (sức lao động, đất đai, tiền vốn...) được tự do lưu chuyển trên thị trường với tư cách là hàng hóa...

Về thành phần, doanh nhân là các chủ DN trực tiếp kinh doanh DN của mình và những người được cử hoặc được thuê để quản lý DN, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, trách nhiệm và lợi ích của họ gắn liền với kết quả kinh doanh của DN, với việc tạo ra lợi nhuận và không ngừng phát triển DN. Theo nghĩa đó, giám đốc xí nghiệp quốc doanh ở Việt Nam trước đổi mới khơng phải là doanh nhân, vì khơng có kinh doanh, khơng có kinh tế thị trường, vì họ là công chức, là những người quản lý thuần túy thực hiện mệnh lệnh cấp trên, lương của họ được xếp theo thang, bảng lương của công chức, lương của họ hầu như không liên quan đến kết quả hoạt động của DN, ít ràng buộc thực sự với DN về trách nhiệm và lợi ích, mà theo kiểu “đến hẹn lại lên”. Chỉ từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, DN nhà nước hoạt động theo hướng được tăng quyền tự chủ gắn với trách nhiệm, gắn với thị trường, cạnh tranh bình đẳng và hợp tác với các loại hình DN khác, thu nhập và vai trò của giám đốc DN nhà nước được quyết định bởi kết quả sản xuất, kinh doanh của DN thì họ mới trở thành doanh nhân.

- Nhà nghiên cứu Vũ Quốc Tuấn, trong bài “Doanh nhân - một góc nhìn” trên báo Doanh nhân Sài Gịn cuối tuần, ngày 13/10/2007, viết: “Nói một cách chặt chẽ, doanh nhân là những người chủ DN trực tiếp kinh doanh DN của mình, những người được cử hoặc được thuê để quản lý DN, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh; trách nhiệm và lợi ích của họ gắn liền với kết quả kinh doanh của DN, mà yêu cầu đầu tiên của họ là phải có đủ điều kiện để sáng tạo, khơng ngừng phát triển DN”.

- Ơng Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam định nghĩa: “Doanh nhân là nhà đầu tư, là nhà quản lý, là người chèo lái con thuyền DN mà điểm khác biệt của doanh nhân với những người khác là ở chỗ họ là người dám chấp nhận mạo hiểm, rủi ro khi dấn thân vào con đường kinh doanh” [6].

Tóm lại, trên cơ sở những quan niệm nói trên về doanh nhân, doanh nhân là chủ DN trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN mình và những người được chủ sở hữu DN thuê để quản lý DN, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, chịu trách nhiệm về sự phát triển của DN, trách nhiệm và lợi ích của họ gắn liền với kết quả kinh doanh của DN, với việc tạo ra lợi nhuận và không ngừng phát triển DN.

- Khái niệm doanh nhân trẻ

Các nhà nghiên cứu nói rằng, một số doanh nhân có thể khởi nghiệp và thành cơng khi cịn trẻ, song chỉ thật sự đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn khi tuổi đời cao hơn. Tuy nhiên, qua phân tích dựa trên số liệu bảo mật của Cục Thống kê Dân số Mỹ trong thời gian gần đây, lại nhận thấy rằng, tuổi đời bình quân của các doanh nhân vào lúc khởi nghiệp lên tới con số 42.

Nhìn chung, doanh nhân Việt Nam hiện nay là một cộng đồng gồm hàng triệu người, có vai trị ngày càng tăng lên trong sự nghiệp phát triển KT - XH của đất nước thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Cộng đồng doanh nhân nước ta tăng trưởng nhanh trong thời kỳ đổi mới, đông nhưng không mạnh; quy mô đầu tư nhỏ và thu nhập thấp; trình độ, thái độ và kỹ năng nghề nghiệp thấp; rất khác nhau về mức độ trong những đặc điểm và tiêu chí chung; mối liên kết giữa các thành viên, nhóm, bộ phận trong nội khối yếu; nhân cách của họ chưa sáng trước xã hội. Đó là

những hạn chế cần được khắc phục trên con đường phát triển của cộng đồng doanh nhân Việt Nam.

Tiếp cận từ những quan niệm trên, tác giả đưa ra quan niệm DNT như sau: DNT

Việt Nam là đội ngũ những người làm nghề kinh doanh, người chủ sở hữu, lãnh đạo, quản lý, hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của các hộ gia đình và DN, có tuổi đời dưới 30.

DNT Việt Nam gồm các nhóm cơ bản sau: 1) Những người điều hành, quản lý hoặc sở hữu các DN vừa và nhỏ; 2) Những người quản lý, điều hành, làm nghiệp vụ kinh doanh trong các DN nhà nước; 3) Những người quản lý, điều hành, làm nghiệp vụ kinh doanh cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài; 4) Những người làm chủ trong các trang trại, hợp tác xã, cơ sở kinh tế phi nông nghiệp và các hộ gia đình nơng dân hoạt động sản xuất kinh doanh có đăng ký thành lập và hoạt động theo Luật DN; 5) Những doanh nhân gốc Việt (mang quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước sở tại) điều hành, quản lý, sở hữu hoặc làm nghiệp vụ kinh doanh ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ PHÁT TRIỂN đội NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM TRONG hội NHẬP QUỐC tế (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w