Đặc điểm và tố chất cần có của đội ngũ doanh nhân trẻ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ PHÁT TRIỂN đội NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM TRONG hội NHẬP QUỐC tế (Trang 38 - 46)

- DNT là người có đầu óc kinh doanh nhạy bén.

DNT là người tạo lập thị trường nên DNT nào chỉ biết chạy theo thị trường, làm những gì mọi người đã biết chắc chắn sẽ đi đến thất bại, bị loại khỏi cuộc chơi. Trong khi đó, DNT nào có óc sáng tạo, tiên đốn thị trường, có năng lực định hướng, dẫn dắt thị trường sẽ gặt hái thành công và trở nên có uy tín, có quyền lực thị trường. Do đó, địi hỏi các DNT phải là một nhà kinh doanh có kiến thức sâu rộng về cơng nghệ sản xuất, về kinh tế, tổ chức, về pháp luật và nghệ thuật kinh doanh.

DNT đồng thời phải là người có kiến thức chun sâu, vừa có kiến thức tồn diện. Kinh doanh là lĩnh vực đầy rủi ro và mạo hiểm, nếu thiếu kiến thức sẽ có thể dẫn đến hành động liều lĩnh, mù quáng để rồi đi đến chỗ phá sản, hoặc đưa sự nghiệp kinh doanh vào con đường cụt. Do đó, DNT phải là người hiểu biết rộng, thơng thạo nghiệp vụ, chuyên môn một cách khái quát, “nhà kinh doanh = giỏi chuyên môn + hiểu rộng” [60]. Đồng thời, biết cách sử dụng những người thơng minh, có khả năng hơn mình trong hoạt

động sản xuất kinh doanh và có ý thức đào tạo cán bộ trong cơng tác chuyên môn, nghiệp vụ. DNT không phải là người giỏi nhất trên tất cả lĩnh vực tài chính, kinh tế, luật pháp, cơng nghệ, tổ chức… Vì thế, điều quan trọng là doanh nhân phải biết thu hút và sử dụng các chuyên gia, những người có tài trên các lĩnh vực đó.

Đặc biệt doanh nhân nói chung và DNT nói riêng phải là người có hồi bão, có sự nhạy cảm trong kinh doanh. Đó là nhạy cảm trong kinh doanh, là khả năng cảm nhận tương đối chính xác một cơ hội kinh doanh về một, một số, hoặc tất cả các mặt như lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường, tạo thị trường mới, phương thức tiếp thị mới,.. Một cơ hội kinh doanh thực sự là cơ hội có thể tạo ra cho doanh nhân một hay một số ưu thế nào đó để họ có thể cạnh tranh với những DN khác. Những cơ hội có thể là những phát triển mới về phương thức cung cấp dịch vụ, cải tiến sản phẩm, giảm giá... Những cơ hội mà doanh nhân có thể nắm bắt được xuất phát từ những thông tin thị trường. Việc nắm bắt nhanh chóng và chính xác các thơng tin về kỹ thuật mới, thị trường mới và nhu cầu mới sẽ giúp DN thành công trong kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là thông tin này cịn ở dưới dạng thơng tin chưa đầy đủ và đòi hỏi các doanh nhân một khả năng cảm nhận tốt, một đức tính sáng tạo và khả năng chấp nhận mạo hiểm. Bên cạnh đó, doanh nhân cần phải có lịng say mê kinh doanh. Lòng say mê kinh doanh là hứng thú đối với những hoạt động kinh doanh; đó là những tâm tư, tình cảm kích thích con người tham gia kinh doanh. Lịng say mê kinh doanh còn được hiểu theo một cách dân dã, nơm na là có “máu” kinh doanh. DNT là người xác định nghề nghiêp cuộc đời là hoạt động kinh doanh. Vì thế ngay cả khi chưa trở thành doanh nhân, những người này ln tìm hiểu, lắng nghe, trao đổi về các hoạt động kinh doanh nói chung hay một lãnh vực kinh doanh nói riêng. Ở họ, thời gian và sức lực được tập trung vào hoạt động kinh doanh. Họ cảm thấy niềm vui và sự thỏa mãn khi hoạt động kinh doanh.

Lịng say mê kinh doanh là tình cảm đối với hoạt động kinh doanh, ngược lại, đặc tính có đầu óc kinh doanh thể hiện thơng qua việc suy nghĩ và giải quyết các vấn đề dựa trên lý trí có tính tốn lợi ích, cân nhắc thiệt hơn một cách thận trọng và nhanh chóng.

Họ thường khơng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh khi nó vừa xuất hiện hay chưa bộc lộ rõ. Họ thường không mắc những sai lầm mang tính “hiển nhiên” trong kinh doanh.

Yếu tố đầu óc kinh doanh tạo nên sự khác biệt giữa DNT và người khác. Nhờ yếu tố này mà các DNT nhận thức các vấn đề kinh doanh một cách nhanh chóng và sâu sắc. Ðây cũng là cơ sở mà lịng tự tin, tính chấp nhận rủi ro, tính độc lập tự chủ của DNT được bộc lộ một cách có hiệu quả.

Bảng 2.1. Cơ hội và tiềm năng khởi sự kinh doanh theo nhóm tuổi ở Việt Nam năm 2015

- DNT là người quyết đoán, đam mê kinh doanh, dám làm, dám mạo hiểm với những thách thức mới một cách tự tin trong xây dựng hình ảnh và PR bản thân.

Một trong kỹ năng quan trọng của DNT là biết xây dựng, duy trì thương hiệu cho bản thân trước cấp dưới và khách hàng cũng như các trụ cột. Để rèn luyện kỹ năng này, cần có một loạt các kỹ năng nhỏ như hình thành phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo phù hợp, quảng bá hình ảnh bản thân, giữ uy tín trước các trụ cột, hồn thiện phong cách và hình ảnh… Đó là:

+ Xây dựng và sở hữu một thương hiệu của riêng mình.

Những DNT phải có khả năng dùng phẩm chất cá nhân thực thụ để thu hút sự chú ý của cơng chúng phục vụ cho lợi ích của DN do anh ta/chị ta lãnh đạo. Chẳng hạn, Steve Jobs của Apple được biết đến như một CEO cứng rắn đối với nhân viên, có những bài thuyết trình đầy năng lượng và là một người theo đuổi chủ nghĩa hồn hảo. Đó là những phẩm chất cho biết Jobs là ai, giá trị của Jobs là gì. Hoặc bà Mayer được mọi người biết đến từ khi về làm CEO cho Yahoo như một lãnh đạo nghiêm khắc và quy củ với chế độ quản lý và giám sát chặt chẽ kiểu Thuyết X.

Một thương hiệu cá nhân giúp tạo ra sức hút như nam châm đối với cấp dưới và khách hàng, khiến cho nhân viên tin tưởng vào lãnh đạo, khách hàng quan tâm hơn tới sản phẩm và dịch vụ của DN.

+ Tạo ra quyền lực cho cấp dưới.

Nếu người DNT phân quyền cho cấp dưới hợp lý, có thể giảm quyền kiểm sốt, nhưng cái đạt được lại lớn hơn, đó là sự kính trọng, biết ơn của cấp dưới, do vậy họ sẽ quảng cáo về sự hào hiệp của doanh nhân.

+ Tận dụng tối đa chức danh và uy tín bản thân với báo chí.

Giới truyền thơng - báo chí thường muốn gặp mặt, phỏng vấn với DNT. Bởi vậy, DNT được khuyến nghị là nên sử dụng chức danh của mình để quảng bá hình ảnh cá nhân và DN thơng qua báo chí ở mức nhiều nhất có thể.

+ Xây dựng một đội ngũ nhân viên mạnh.

DNT khó có thể thành cơng nếu khơng có một hệ thống nhân viên cấp dưới mạnh. Như vậy, DNT phải biết tuyển dụng và đào tạo những ngôi sao trong lĩnh vực hoạt động của DN để tạo ra sự khác biệt, đội ngũ này là lực lượng trung thành nhất và cũng quảng bá tốt nhất cho Doanh nhân và DN.

+ Luôn dẫn đầu về ý tưởng mới.

DNT càng động não trong hình thành và giới thiệu rộng rãi các ý tưởng mới thì uy tín và niềm tin của cấp dưới càng tăng.

- DNT là người có kỹ năng lãnh đạo quản lý trong điều kiện môi trường luôn thay đổi.

Trong lãnh đạo, điều hành DN, trước đây người ta coi đây là công việc của người đứng đầu và các cán bộ quản lý trong việc chỉ huy, sai khiến, giám sát mọi nhân viên trong DN thực hiện các mục tiêu. Khi bộ quy mô DN ngày càng lớn, bộ máy quản lý phức tạp, công việc lãnh đạo và quản lý trở nên phức tạp hơn, sự phân công trong bộ máy quản lý chi tiết và rõ ràng hơn, người ta thấy cần phân chia công việc của người đứng đầu với chức năng lãnh đạo là chính với cơng việc của cán bộ dưới quyền với chức năng quản lý là chính. DNT đương nhiên là người lãnh đạo và làm các cơng việc lãnh đạo là chính. Tuy nhiên, DNT cũng phải đảm nhận một số công việc quản lý nhất định. Để hiểu rõ hơn công việc của DNT, cần phân biệt giữa hoạt động lãnh đạo (Leadership) với hoạt động quản lý (Management). Nếu như trước đây, người ta thường đồng nhất hai khái niệm này thì ngày nay lý luận quản trị đã phân biệt khá rõ hai khái niệm này.

- Doanh nhân là người có kỹ năng quản trị rủi ro và xử lý tình huống bất ngờ.

Quản lý rủi ro trong DN được định nghĩa “là một quy trình được thiết lập bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các cán bộ có liên quan khác áp dụng trong q trình xây dựng chiến lược DN thực hiện những sự vụ có khả năng xảy ra gây ảnh hưởng tới DN đồng thời quản lý rủi ro trong phạm vi cho phép nhằm đưa ra mức độ đảm bảo trong việc đạt được các mục tiêu của DN”.

Thực tế cuộc sống luôn luôn phát triển và đổi thay hàng ngày, bên cạnh những yếu tố thuận lợi xuất hiện thì cũng có nhiều khó khăn, trắc trở nảy sinh trong qn trình đó. Chính vì lẽ đó, khơng có một người DNT nào ln ln gặp thuận lợi, xui chèo mắt mái trong suốt cuộc đời hoạt động của nó. Rất nhiều khó khăn và rủi ro phát triển do những lý do khách quan từ bên ngoài mang đến cho DN và cũng có nhiều khó khăn, trắc trở phát sinh từ lý do bên trong DN và từ tính chủ quan của DN. Hơn nữa, thế giới trong thập niên thứ ba của thế kỷ thứ XXI, là một thế giới đầy biến động, nhạy cảm, dễ tổn

thương và khó dự đốn, khó lường, thậm chí đã và đang có những dư luận, những lời lẽ tiên tri khá bi quan về ngày “tận thế” của hành tinh mà nơi đó hàng tỷ con người đang sinh sống. Chính vì lẽ đó bất kỳ DN nào cũng phải có bộ phận quản trị rủi ro và người lãnh đạo và quản trị DN phải có hiểu biết và có sự quan tâm thích đáng đến vấn đề này.

Do vậy, ngồi việc nhạy cảm về các thơng tin thị trường, một DNT thành đạt đòi hỏi phải có khả năng cảm nhận về những rủi ro để có chiến lược đối phó. Nếu khơng có năng lực này, DNT khó có thể tránh được những thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần cho cá nhân và cho DN. Trong bối cảnh hiện nay DNT cần có các kỹ năng về quản trị rủi ro như sau:

+ Cần chuẩn bị một tâm thế thích nghi và một bản lĩnh ứng phó trước những thay đổi, biến động tiêu cực.

Trước tiên, có thể chia sẻ điều tâm đắc tiếp thu được bậc thầy marketing - Philip Kotler, trong lời giới thiệu cho một cuốn sách có tựa là “Spend Shift”, một cuốn sách thuộc loại bestseler của Wall Street Journal vừa xuất bản vào đầu năm 2011. Đề cập đến cách thức để tồn tại và giữ vững thương hiệu trong thời buổi kinh tế khủng hoảng là “Kinh doanh phải biết thích nghi với kỷ nguyên kinh tế mới với nhiều hỗn loạn và môi trường bấp bênh. Cần phải nhận thức rằng, trong và sau khủng hoảng, giá trị thương hiệu đã thay đổi; Những địn cạnh tranh khơng hề báo trước; Người tiêu dùng nhiều quyền lực và khó đốn biết hơn. Cần phải thấy rằng người tiêu dùng luôn thể hiện sự thơng minh của mình bằng cách ứng xử với khủng hoảng. Họ sẽ lựa chọn DN có thương hiệu trung thực, có trách nhiệm xã hội, vững bền. Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn cái tốt hơn, thay cho cái nhiều hơn; phẩm chất thay cho khoa trương; trải nghiệm thay cho hứa hẹn…”.

Rõ ràng là những biến động bất ngờ, những khủng hoảng vừa là nguy cơ vừa là cơ hội để lãnh đạo DN rà soát, xác định chiến lược kinh doanh, tổ chức và cấu trúc lại DN với những tính năng thích nghi, linh hoạt, ứng phó nhanh, bản lĩnh trước những vấn nạn, bất trắc trong kinh doanh.

Sự trụ vững và lâu bền nơi khách hàng và mơi trường kinh doanh chính là lịng tin, chữ tín, trách nhiệm xã hội của DN thông qua sản phẩm, qua ứng xử với người lao động, với khách hàng, với cộng đồng dân cư, với mơi trường… Càng khó khăn càng khơng thể “giậu đổ bìm leo”, nhất thời vì lợi nhuận trước mắt mà mất chữ tín, bất chấp đạo đức kinh doanh, làm ăn chụp giật, gian trá…

+ Cần xây dựng một kế hoạch, một lộ trình quản trị rủi ro.

Như trên đã nêu, rủi ro luôn luôn cận kề đối với bất kỳ DN nào. Nếu khơng có sự quan tâm và cẩn thận phù hợp thì việc gặp rủi ro là điều khó tránh khỏi. Nhận diện, kiểm sốt, ứng xử với những tình huống xấu, sự cố có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng, suy thối hoặc thậm chí phá sản của DN. Bản kế họach và lộ trình quản trị rủi ro phải được bàn bạc, chia sẻ trong nội bộ lãnh đạo công ty, và được truyền đạt một cách rõ ràng minh bạch đến từng phòng ban, bộ phận cùng đội ngũ nhân sự cốt cán trong công ty.

+ Rà soát lại chiến lược kinh doanh, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp trong tình hình mới.

Theo dõi và kiểm sốt tình hình diễn biến doanh thu, lợi nhuận. Nhanh chóng điều hỉnh, dự báo về doanh thu để cân đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc sử dụng hợp lý dòng tiền mua, nhập vật tư, nguyên vật liệu, tránh tình trạng mất cân đối dẫn đến lãng phí, thất thốt.

+ Cắt và tiết giảm các chi phí hoạt động trên tinh thần tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh đồng thời kiểm sốt việc lãng phí, thất thốt, hạn chế những biểu hiện tiêu cực đáng tiếc có thể xảy ra.

+ Rà sốt lại và mạnh dạn cắt giảm, điều chỉnh danh mục các dự án đầu tư không phù hợp hoặc chưa thật sự cần thiết trong giai đoạn khó khăn hiện tại.

+Cần thay đổi tư duy nhà lãnh đạo DN với “thói quen” vay vốn đầu tư.

Nếu như trước đây, “kinh doanh mà khơng biết vay ngân hàng là khơng biết kinh doanh”, thì nay cần thay đổi tư duy trong vay vốn đầu tư cho sản xuất và kinh doanh. DN xem vay vốn của ngân hàng chỉ là khoản phụ thay vì trước đây DN chủ yếu vay

ngân hàng là chính. Phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở phát hành cổ phần, cổ phiếu, phát hành trái phiếu DN, từng bước mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh bằng việc tổ chức thành công việc huy động vốn thơng qua thị trường chứng khốn; phát triển sản xuất kinh doanh từ thấp đến cao, tùy theo quy mô vốn đơn vị huy động được. Muốn huy động vốn thành công trên thị trường chứng khoản, người doanh nhân phải tổ chức kiểm toán hàng quý, năm; công khai minh bạch công bố thông tin; phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng, phải có kế hoạch xây dựng thương hiệu cơng ty… Do vậy, cần tổ chức niêm yết công ty sớm trên sàn giao dịch chứng khốn.

+ DNT cần chăm chút đầu tư cho cơng tác nội bộ.

Nuôi dưỡng nguồn nhân lực, đội ngũ nhân viên thơng qua đào tạo, đào tạo lại, qua chính sách lương, thưởng, khích lệ và cạnh tranh tránh thất thốt người tài, chảy máu chất xám. Tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực tinh thông, giỏi nghề, biết chia sẻ và đồng cảm trong hồn cảnh khó khăn của DN. Xây dựng một văn hóa DN đủ sức đề kháng và thích nghi với một mơi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay.

- Doanh nhân là người có trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng và với quốc gia dân tộc.

Vai trị chủ động, tích cực của DNT trong tái phân bổ nguồn lực quốc gia lại càng

đặt ra những yêu cầu nặng nề đối với DNT và đội ngũ doanh nhân nói chung. DNT phải là người có trách nhiệm quốc gia, có tinh thần dân tộc để không những khẳng định năng lực cạnh tranh của DN mà cịn biết đặt DN của mình trong lợi ích quốc gia, góp phần

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ PHÁT TRIỂN đội NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM TRONG hội NHẬP QUỐC tế (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w