- Chủ động xây dựng chương trình xã hội theo chủ đề, dài hơi, có đề án
2.1. Đối với Nhà nước Việt Nam
Một là, tiếp tục tạo ra một môi trường vĩ mô ổn định, thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế, từ đó tạo động lực cho sự phát triển của đội ngũ doanh nhân. Phải xây dựng một hệ thống pháp lý bền vững nhưng đủ chi tiết để điều chỉnh hành vi kinh doanh. Muốn vậy, Nhà nước phải hình thành những cơ sở nghiên cứu để hoạch định chính sách kinh tế vĩ mơ một cách chuyên nghiệp. Trên thực tế hiện nay, tình trạng những chính sách thay đổi nhiều khi mâu thuẫn khiến các doanh nhân rất khó để trở nên chuyên nghiệp.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN,
tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng và thuận lợi để doanh nhân phát huy ý chí kinh doanh. Theo đó cần cơng khai minh bạch các định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách hỗ trợ, để bảo đảm quyền lợi đầu tư và giảm rủi ro kinh doanh cho doanh nhân. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh, về tạo lập đồng bộ các thị trường, về thuế, về tài nguyên môi trường, bảo vệ người tiêu dùng... Nâng cao hiệu lực xét xử của tòa án, trọng tài. Tiếp tục cải cách hành chính, các cơ quan quản lý nhà nước và người thi hành công vụ đồng hành cùng doanh nhân. Việc thực hiện công khai minh bạch các định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là đối với các địa phương là một trong những nhân tố quan trọng để tạo ra mơi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là trong tiếp cận các nguồn lực sản xuất, tiếp cận thị trường... Chẳng hạn như cần có chính sách bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng đối với các DN và các hộ kinh doanh cũng như
đổi mới chính sách đất đai theo hướng công bằng và sử dụng hiệu quả.
Ba là, xây dựng hệ thống các biện pháp hỗ trợ doanh nhân tham gia khu
vực kinh doanh chính thức, mở rộng quy mơ, nâng cao hiệu quả DN, chú trọng phát triển doanh nhân ở khu vực nơng thơn. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ DN, quan tâm hỗ trợ khu vực hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành DN, trợ giúp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nhân. Triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nhân đầu tư nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm dịch vụ và tăng cường liên kết DN.
Bốn là, xây dựng và thực hiện chương trình quốc gia về đào tạo doanh
nhân, triển khai rộng khắp chương trình đào tạo về khởi sự DN. Phát triển các cơ sở đào tạo, tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo nâng cao và cập nhật kiến thức cho doanh nhân, thúc đẩy nhanh việc đưa một số chuyên đề không bắt buộc về tinh thần kinh doanh, về DN vào trường học.
Xây dựng những chuẩn mực của doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hướng tới các phẩm chất quan trọng như lịng u nước, tinh thần dân tộc, có khát vọng kinh doanh, và trách nhiệm với người lao động, với cộng đồng và xã hội, có văn hóa và tuân thủ pháp luật.
Năm là, cơng khai, minh bạch hóa thơng tin theo tiêu chí của thị trường
để giảm các quan hệ bất minh cũng như ngăn chặn tình trạng “đi đêm”, xóa bỏ các mối liên kết lợi ích nhóm, những cái bắt tay giữa doanh nhân và một số nhà hoạch định chính sách nhằm thao túng chính sách quốc gia phục vụ cho những lợi ích cá nhân. Đặc biệt, Việt Nam nên có cơng cụ để hóa giải những kiểu làm ăn bất chính, như việc nên có Luật Vận động hành lang, cho phép doanh nhân tiếp xúc cơng khai với nhà chính trị. Ngồi ra, cơng chức, nhà chính trị nên ít tham gia vào các hoạt động kinh doanh của các doanh nhân, nếu không chúng ta sẽ tạo ra một hệ thống thân hữu trong bản chất cơ chế.