Bối cảnh hội nhập quốc tế tác động đến sự phát triển đội ngũ doanh nhân trẻ trong hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ PHÁT TRIỂN đội NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM TRONG hội NHẬP QUỐC tế (Trang 66 - 68)

nhân trẻ trong hội nhập quốc tế

Vể hội nhập một cách chủ động, tận dụng được cơ hội, hạn chế bớt những khó khăn, doanh nhân Việt Nam phải có tư duy hội nhập. Sứ mệnh của doanh nhân Việt Nam thì đã rõ, nhưng nếu vẫn loay hoay và mơ hồ trong những tư duy làm kinh doanh kiểu cũ thì cũng khơng thể đi được xa. Từ tư duy của thời bao cấp chuyển sang tư duy của một nền kinh tế mở cửa cho đến tư duy thời hội nhập là một q trình đầy khó khăn và thách thức. DN, doanh nhân cần tìm hiểu các vấn đề về phát triển và hội nhập, thường xuyên

trau dồi kiến thức, phải trang bị cho mình kiến thức cơ bản về thương mại quốc tế, nắm bắt thông tin (tự học, sử dụng chuyên gia, tư vấn ngồi DN). Để hình thành tư duy hội nhập thì cùng với sự hỗ trợ, định hướng thơng tin từ phía cơ quan quản lý nhà nước, hơn bao giờ hết, chính DN, doanh nhân phải chủ động.

Việt Nam hội nhập toàn diện với thế giới trong bối cảnh “luật chơi toàn cầu” càng ngày càng chi phối nền kinh tế quốc gia. Hội nhập là “luật chơi”, chứ không đơn thuần chỉ là một “sân chơi”. Không thể tham gia một “cuộc chơi” mà khơng hiểu gì hoặc lơ mơ về luật của cuộc chơi đó. Để đặt chân vào thị trường mới, phải nhận biết và chấp nhận “luật chơi”. Muốn biết được “luật chơi” thì các DN Việt Nam phải tìm hiểu về luật pháp, thị hiếu và những quy định của thị trường. Các doanh nhân phải học hỏi, hiểu các quy định của WTO, của CPTPP, của các cam kết khu vực và hệ thống luật phức tạp ở các nước. “Luật chơi toàn cầu” khác xa với “luật chơi” trong nước, doanh nhân cần từ bỏ tư duy ỷ lại vào bảo hộ và bao cấp, ưu đãi của Nhà nước, dựa dẫm vào quan hệ thân quen, từ bỏ những thói quen khơng phù hợp (“đi cửa sau”, tù mù, làm hàng nhái, hàng giả…) và phải chấp nhận cạnh tranh và quy luật đào thải của thị trường.

Nhân tố thời đại cũng góp phần to lớn quy định vị thế của doanh nhân ở mọi quốc gia, dân tộc. Lịch sử đã chứng minh rằng, sau cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế hàng hóa, lực lượng sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật bắt đầu phát triển ở một số nước phương Tây. Số lượng các công ty tăng lên nhanh chóng, trên cơ sở đó đã hình thành một đội ngũ doanh nhân đông đảo. Từ giữa thế kỷ XIX, lực lượng sản xuất phát triển đã làm xuất hiện những nhà kinh doanh chuyên nghiệp và dần dần hình thành tầng lớp doanh nhân.

Thời đại ngày nay là thời đại hợp tác và cạnh tranh kinh tế giữa các nền kinh tế. Vị thế của một dân tộc không chỉ là những vinh quang trong quá khứ mà được biểu hiện ở tỷ lệ GDP trong nền kinh tế thế giới. Một quốc gia kinh tế thấp kém, không xác lập được các quan hệ hợp tác với các quốc gia khác thì sẽ đứng ngồi mọi sinh hoạt quốc tế. Vị thế của quốc gia trên trường quốc tế sẽ quyết định vị thế của doanh nhân trên thương trường. Do tồn cầu hố, thế giới trở nên phang hơn, cạnh tranh giữa các nền kinh tế trở

nên quyết liệt hơn thì yêu cầu về mặt chất lượng của doanh nhân tại mỗi quốc gia cũng sẽ thay đổi. Sức ép này yêu cầu năng lực cạnh tranh của các doanh nhân, các kỹ năng cơ bản của doanh nhân cũng phải được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ PHÁT TRIỂN đội NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM TRONG hội NHẬP QUỐC tế (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w