Đổi mới tư duy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và doanh nhân trong hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ PHÁT TRIỂN đội NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM TRONG hội NHẬP QUỐC tế (Trang 136 - 139)

M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công

2. Cơ cấu (%) so với số doanh nhân được điều tra

4.2.1.2. Đổi mới tư duy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và doanh nhân trong hội nhập quốc tế

doanh nhân trong hội nhập quốc tế

Thực chất của giải pháp này là các cơ quan quản lý nhà nước, công chức, viên chức của bộ máy công quyền phải thay đổi căn bản nhận thức về DN, về đội ngũ doanh nhân trong cơ chế thị trường. DN và nhà kinh doanh trong tiến hành sản xuất kinh doanh cịn gặp nhiều khó khăn trở ngại như thời gian làm các thủ tục gia nhập thị trường cịn dài, khó khăn hạn chế về quyền kinh doanh, về pháp lý và hành chính. Hệ thống cơ quan hành chính hoạt động kém hiệu quả, với tình trạng can thiệp hành chính q sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Ngun nhân chính dẫn đến tình trạng này là do tư duy quản lý nhà nước chưa theo kịp sự phát triển của DN và sự năng động, nhanh

nhạy của các doanh nhân.

Vì vậy, cần có sự đổi mới tư duy quản lý theo hướng chuyển ngay từ cách nghĩ quản lý được đến đâu mở đến đó, sang quản lý phải theo kịp sự phát triển. Nhà nước không thể làm tất cả được, khơng thể duy trì mãi cách dắt tay, chỉ việc mà phải đặt niềm tin vào DN và tinh thần kinh doanh của họ, bởi họ là những người biết rõ nhất cơ hội kinh doanh, chấp nhận dấn thân vào rủi ro và huy động nguồn lực. Nhà nước cũng cần phải giữ đúng vị trí, vai trị của người quản lý để đảm bảo duy trì trật tự, kỷ cương hoạt động kinh doanh nhằm làm cho cộng đồng DN ngày càng mạnh lên, phát triển tốt hơn. Nói cách khác, Quản lý nhà nước (QLNN) bao gồm cả việc xử lý vi phạm pháp luật, nhưng cần coi đó là việc làm bắt buộc, chứ khơng phải là để đối phó với các nhà đầu tư, cản trở các hoạt động đầu tư và kinh doanh của các doanh nhân. Chừng nào chưa có được nhận thức đúng về QLNN trong xu thế tồn cầu hố, đang đặt ra cho mỗi quốc gia thách thức lớn về năng lực cạnh tranh và cơ hội lớn về tìm kiếm nguồn lực bên ngồi, thì chừng đó cuộc cải cách nền hành chính quốc gia, mặc dù đã có chương trình dài hạn đến năm 2010 vẫn khó có thể thành cơng.

Đối với các doanh nhân, những ưu đãi về thuế, về tiền thuê đất, về thời hạn của dự án vẫn rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn mà họ cần ở chính quyền đó là sự đảm bảo cho họ một môi trường đầu tư - kinh doanh lành mạnh, bình đẳng. Khi họ gặp khó khăn thì cần hỗ trợ, tìm mọi cách đơn giản hóa thủ tục hành chính và đặc biệt ít phiền hà nhất. Bộ máy QLNN cần có nhận thức đúng “doanh nhân là chủ thể của DN, là người có quyền nhất và quan tâm nhất đến hiệu quả đầu tư”. Nhà nước hỗ trợ, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục hành chính thuận lợi nhất, với thời hạn ngắn nhất để nhà DN - doanh nhân - có thể sớm triển khai được hoạt động kinh doanh như mong muốn.

Mặt khác, Nhà nước cần tin vào thị trường, vào hàng triệu người tiêu dùng thông thái luôn dõi theo, phán quyết sự ra đời, tồn tại và phát triển hoặc phá sản của các DN, sự thành công hay thất bại của doanh nhân trên thương

trường. Nhà nước cần huy động các đối tượng khác trong xã hội tham gia vào quá trình giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nhân. Chẳng hạn như kiểm tra, giám sát trong chính nội bộ DN, sự kiểm tra giám sát từ các chủ nợ, từ người tiêu dùng, hiệp hội người tiêu dùng, từ các đối thủ cạnh tranh, từ các hiệp hội ngành nghề, từ xã hội và công luận,... Tất cả các bên liên quan đến DN và người điều hành DN đều có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ giám sát hoạt động của doanh nhân. Nhà nước chỉ là một thành tố cấu thành trong việc kiểm tra, giám sát DN, doanh nhân.

Do đó, Nhà nước có thể uỷ nhiệm cho các hiệp hội DN, các tổ chức xã hội khác nói chung, của địa bàn tỉnh nói riêng thực hiện một phần chức năng giám sát của mình. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, các tổ chức này thực hiện có hiệu quả một số hoạt động giám sát vốn trước đây là của Nhà nước. Trong quá trình giám sát, các tổ chức này không chỉ sử dụng các quy phạm pháp luật mà cả các quy tắc đạo đức, nghề nghiệp. Ngồi ra, để bảo đảm tính cơng khai, minh bạch của môi trường kinh doanh, Nhà nước phải tạo điều kiện để các thành tố của thị trường như ngân hàng, bảo hiểm... hoạt động tự chủ, độc lập, các chế định như kiểm toán, điều tra DN... được phát huy tác dụng. Nhà nước cần thay đổi phương thức giám sát theo hướng thu hẹp chức năng giám sát trực tiếp và nâng cao vai trò tổ chức vận hành của hệ thống giám sát. Ngoài việc xây dựng các quy định khoa học hơn về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Nhà nước cần phải xây dựng cơ chế, chính sách theo hướng cụ thể, minh bạch; tạo lập môi trường thuận lợi cho các chủ thể khác cùng tham gia giám sát. Nhà nước có thể xem xét để chuyển giao một số quyền giám sát của mình cho các hiệp hội DN, hiệp hội ngành nghề hoặc các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác. Bên cạnh đó, Nhà nước cần sử dụng phổ biến các cơng cụ của thị trường như kiểm tốn, giám định, kiểm định, tư vấn, các bộ tiêu chuẩn DN,

tiêu chuẩn sản phẩm...; tổ chức và khuyến khích tổ chức các hình thức thi đua, khen thưởng trong cộng đồng DN đối với các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao; tạo lập môi trường kinh doanh bền vững, an tồn, minh bạch, cơng khai, khuyến khích các doanh nhân năng động, sáng tạo trên cơ sở gắn liền với đạo đức kinh doanh của các doanh nhân.

Tuy nhiên, Nhà nước phải là nhân tố trung tâm trong quá trình giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nhân, có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm lợi ích chung của tồn xã hội. Nhà nước vẫn giữ vai trò giám sát trực tiếp hoạt động của các doanh nhân trong một số lĩnh vực nhất định, nhưng quan trọng hơn, Nhà nước phải là chủ thể trung tâm thiết kế, tạo điều kiện và thực hiện giám sát quá trình giám sát của các chủ thể khác đối với DN, doanh nhân. Như vậy, vai trò của Nhà nước là xây dựng và bảo đảm sự toàn vẹn, thống nhất cơ chế giám sát đối với DN và doanh nhân. Để bảo vệ lợi ích chung của tồn xã hội hoặc vì mục đích an ninh quốc phịng, có những ngành nghề nhất định buộc Nhà nước phải giữ vai trò giám sát trực tiếp. Song, cần phải xác định đúng ngành nghề nào cần thiết phải có sự giám sát đặc biệt của Nhà nước; và cần có cơ chế để giảm thiểu những phiền hà cho đội ngũ doanh nhân, hạn chế sự lạm quyền từ sự giám sát đó.

Những phân tích trên vừa với nhà nước nói chung, vừa với nhà nước cấp địa phương nói riêng. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong việc xây dựng, ban hành các quy chế hoạt động kiểm tra, giám sát đối với DN và doanh nhân.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ PHÁT TRIỂN đội NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM TRONG hội NHẬP QUỐC tế (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w