Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về phát triển đội ngũ doanh nhân

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ PHÁT TRIỂN đội NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM TRONG hội NHẬP QUỐC tế (Trang 77 - 79)

9 Cạnh tranh của các doanh nhân SL 2 338 473

2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về phát triển đội ngũ doanh nhân

NHÂN TRẺ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về phát triển đội ngũdoanh nhân doanh nhân

Tại Brazil, một chương trình tích hợp (chương trình này có tên là EMRETEC, được UNCTAD thành lập từ năm 1988 nhằm hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của doanh nhân ở các nước đang phát triển) đã được triển khai nhằm nuôi dưỡng những khả năng của doanh nhân. Đây là kết quả của một nghiên cứu thực địa đã nhân ra tầm quan trọng của hành vi và hiệu quả hoạt động của các cá nhân doanh nhân. Với chương trình này, UNCTAD không chỉ tập trung vào những can thiệp với các khía cạnh kỹ thuật và quản lý của DN nhỏ, mà với cả những cơ chế đã phát triển và có khả năng thúc đẩy những tố chất doanh nhân.

Trước hết, chương trình xác định những doanh nhân có triển vọng, tổ chức đào tạo họ với mục tiêu tăng cường hành vi doanh nhân và kỹ năng kinh doanh của họ; hỗ trợ họ tiếp cận các dịch vụ kinh doanh và nguồn tài chính để phát triển làm ăn; giúp họ thu xếp những mối liên kết có lợi với các cơng ty lớn ở trong nước và nước ngồi; đồng thời xây dựng hệ thống hỗ trợ dài hạn để hỗ trợ tăng trưởng và quốc tế hóa cơng việc kinh doanh của những doanh nhân được chọn.

Chương trình chú trọng xây dựng mạng lưới tích cực giữa các thể chế nhà nước, các hiệu hội kinh doanh tư nhân và những tổ chức đa biên, cũng như kết hợp với các chương trình hỗ trợ kinh doanh khác ở trong nước và khu vực. Hợp phần chính của

chương trình này là cách tiếp cận hành vi với doanh nhân. Cách tiếp cận này tập trung vào 10 tố chất cá nhân của doanh nhân đã được rút ra từ các nghiên cứu của đại học Harvard. Những tố chất cá nhân này bao gồm: (1) Tìm kiếm cơ hội và có sáng kiến; (2) Dám mạo hiểm; (3) Luôn mưu cầu hiệu quả và chất lượng; (4) Kiên định; (5) Có tinh thần cam kết, làm việc dựa trên hợp đồng; (6) Ln tìm kiếm thơng tin; (7) Có mục tiêu; (8) Lập kế hoạch và giám sát một cách hệ thống; (9) Có khả năng thuyết phục và xây dựng mạng lưới; (10) Độc lập và tự tin.

Những tố chất cá nhân của doanh nhân được rèn luyện qua hoạt động trọng tâm của dự án: các buổi đào tạo, tập huấn doanh nhân. Việc đào tạo, tập huấn doanh nhân tập trung vào chí tiến thủ và tăng cường những tài năng doanh nhân, chứ không phải là những kỹ năng kinh doanh truyền thống. Đối tượng học viên được tuyển chọn cẩn thận qua một qui trình nghiêm ngặt để tham dự một khóa học trong hai tuần nhằm xác định thế mạnh cũng như điểm yếu của họ. Chương trình đã đạt được thành cơng nhất định, 85% học viên đã phản hồi là nhờ khóa đào tạo và tập huấn đó, họ đã ghi nhân sự thay đổi trong thái độ cá nhân và thái độ kinh doanh của bản thân. Việc đào tạo đó có sự ràng buộc là phải dẫn đễn kết quả tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh và xây dựng nền tảng doanh nhân giỏi và gắn bó, những người sẽ trở thành lực lượng chi phối dự án và sẽ đảm bảo thực thi thành cơng những giai đoạn tiếp theo của chương trình. Những người tham gia các hội thảo đào tạo và tập huấn sẽ tiếp tục được hỗ trợ tư vấn tận nơi và được tham dự những hội thảo khác về các vấn đề thay đổi quản lý, marketing, quản lý chất lượng, cải thiện hiệu suất, các thông lệ kế tốn, quản lý tài chính và đàm phán liên doanh. Chương trình này cũng đặt ra cam kết cơ bản là củng cố các DN ở nước đang phát triển.

Chiến lược của chương trình tại Brazil đã mang lại kết quả là lực lượng doanh nhân trong nước tăng mạnh nhờ tạo được môi trường kinh doanh năng động và đảm bảo các nguồn việc làm bền vững, điều kiện thuận lợi hơn để doanh nhân Brazil hội nhập thị trường toàn cầu. Một số chỉ số được đặt ra để xác định hiệu quả hoạt động của các DN nhỏ mà những doanh nhân đã tham dự chương trình làm chủ, chẳng hạn như thành lập DN nhỏ và vừa mới, tỷ lệ còn trụ lại trên thị trường, mức tăng doanh thu bán hàng (bao

gồm cả doanh thu xuất khẩu). Nhìn chung, cách tiếp cận hành vi này đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ.

Một đánh giá được tiến hành năm 2002 nhằm kiểm tra tác động thực tế của chương trình kéo dài 10 năm tại Brazil cho thấy số lượng những doanh nhân còn tồn tại trong số những người đã tham gia chương trình gấp đơi số lượng những người cịn tồn tại trong tổng số doanh nhân của cả nước. Điều đó cho thấy những DN do các doanh nhân đã tham gia chương trình lãnh đạo có khả năng sống sót cao hơn và đạt hiệu quả kinh tế tốt hơn. Ví dụ như năng suất lao động trong khu vực dịch vụ ở Brazil là 13.000 R$ trong giai đoạn 1996 - 2000, trong khi năng suất lao động tại các công ty của những doanh nhân tham gia chương trình đào tạo và tập huấn trên, 87% trong số họ tham gia vào lĩnh vực dịch vụ, là 17.000 R$ vào năm 2001. Công ăn việc làm ở những công ty này cũng tăng 29%, trong khi khu vực dịch vụ của Brazil chỉ tăng 8.5% trong giai đoạn 1996 - 2000 (EDECU 2002).

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ PHÁT TRIỂN đội NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM TRONG hội NHẬP QUỐC tế (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w