M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công
2. Cơ cấu (%) so với số doanh nhân được điều tra
4.2.2.3. Tạo lập văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp và doanh nhân trẻ
nghiệp và doanh nhân trẻ
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử, văn hóa doanh nhân đã hình thành và chịu sự tác động của yếu tố bên ngoài như chính sách thực dân, quan niệm Nho giáo… Thời thuộc địa, chính sách thực dân và chế độ thuộc địa cũng chỉ tạo ra một tầng lớp doanh nhân nhỏ bé ln bị phụ thuộc và chèn ép bởi tư bản chính quốc. Nền kinh tế phụ thuộc vào chính sách và lợi ích của nước Pháp. Tuy nhiên, đây là thời kỳ hình thành các doanh nhân và hoạt động kinh doanh thực sự. Tại Hội nghị văn hóa tồn quốc tổ chức tháng 11-1946, Bác Hồ đã trình bày một quan niệm giản dị nhưng mang tính ngun lý, có ý nghĩa cơ bản và lâu dài, đó là: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”; và cương lĩnh chính trị được Đại Hội Đảng lần thứ XI thông qua đã khẳng định: “Văn hóa là “nền tảng tinh thần vững chắc, là sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. Trong đó, văn hóa DN có những chuẩn mực chung nhưng lại mang bản sắc riêng, nó tạo sự khác biệt giữa DN này với DN khác. Chính vì vậy, văn hóa DN là một trong nhiều yếu tố làm nên thương hiệu của DN. Văn hóa doanh nhân là các giá trị văn hóa mà người chủ DN hướng đến trong hoạt
động kinh doanh của DN mình. Văn hóa doanh nhân đóng vai trị chủ đạo hình thành văn hóa DN.
Doanh nhân là người có ảnh hưởng quyết định đến xây dựng văn hóa DN. Trong bối cảnh mới hiện nay, doanh nhân phải có ý thức xây dựng, đề cao văn hóa kinh doanh, văn hóa của DN mình thơng qua các nội dung cụ thể sau:
Một là, kinh doanh trung thực, giữ vững chữ tín, tạo niềm tin cho đối tác
(đây là nội dung cực kỳ quan trọng). Chữ “tín” trong quan hệ kinh tế yêu cầu phải có thói quen bắt buộc giao hàng đúng hẹn đúng hợp đồng, đúng chất lượng sản phẩm, quảng cáo phải đúng sự thật, hướng dẫn khách hàng tiêu dùng đạt được lợi ích tối đa. Đó là những phẩm chất quan trọng, thể hiện năng lực tổ chức của doanh nhân và đó chính là yếu tố văn hố. Qua đó, cần phải xây dựng hệ thống thông tin minh bạch, công khai và cần đến các thể chế kiểm tra, kiểm toán độc lập, trung thực, qua các hệ thống các cơng ty có năng lực chun mơn như cơng ty giám sát, kiểm toán để đánh giá, thay mặt khách hàng xác nhận chất lượng sản phẩm. Trong mọi trường hợp sự trung thực và chữ tín cần được giữ gìn, khơng vì cái lợi nhỏ trước mắt mà làm ảnh hưởng đến tiếng tăm của DN cũng như bộ mặt của cả nước.
Hai là, có tư duy chiến lược và tầm nhìn dài hạn để định hướng phát
triển lâu dài, có khả năng phản ứng trước khi thị trường biến động- điều rất cần trong bối cảnh thế giới vận động rất nhanh và thay đổi không ngừng, cũng là để đào tạo người nối nghiệp theo định hướng đã lựa chọn. Đối với những cơng ty gia đình thì nên phát triển theo cách “cha truyền con nối”.
Ba là, không coi kinh doanh chỉ là một nghề để kiếm sống mà là một
hoạt động sáng tạo, một phương án tự hồn thiện mình nên phải kiên trì, khơng “nhảy cóc”; dám chấp nhận sai lầm và biết giới hạn những sai lầm; chấp nhận lỗ trong một thương vụ cụ thể để giữ chữ tín với đối tác.
Bốn là, coi tiết kiệm không chỉ là cách thức giảm chi phí, tăng lợi nhuận
mà là một phong cách và văn hóa sống, giúp khách hàng được hưởng lợi tốt hơn. Qua đó mà mở rộng thị trường, phát triển khách hàng.
Năm là, nâng cao ý thức về lịng tự hào đối với sản của DN mình, làm
với tất cả tâm huyết, yêu nghề để có sản phẩm tốt nhất, hồn thiện nhất có thể; bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý và dịch vụ hậu mãi vượt trội.
Sáu là, coi trọng vai trò của hiệp hội, hợp tác chặt chẽ và đóng góp tích
cực vào hoạt động của hiệp hội.
Bảy là, tăng cường hợp tác và liên kết, tích cực tương tác với các đối tác
trong và ngồi nước, hình thành mạng sản xuất và chuỗi giá trị tồn cầu. Cần hiểu rằng, hợp tác và liên kết là yêu cầu tự thân của cuộc sống, của phát triển, là nhân sinh quan, là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu của con người hiện đai trong thời đại tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Tăng cường làm việc nhóm nhỏ.
Tám là, chú ý tổ chức các hoạt động ngoại khóa. (văn nghệ, thể dục thể
thao, dã ngoại,..). Phát huy vai trị của các tổ chức đồn thể trong DN (nội dung này cũng là giải pháp gắn kết các thành viên trong DN).
Chín là, xác định đúng nhưng ngắn gọn “Slogan”, của DN để mỗi người
hướng theo mục tiêu này mà phấn đấu. Lưu ý “Slogan” không phải là vĩnh viễn, cũng phải thay đổi phù hợp với mục tiêu mới khi tình hình địi hỏi. Có một thực tiễn là, với một “Slogan” sử dụng quá lâu, không được bổ sung và phát triển những ý tưởng mới khi tình hình thay đổi, nhiều thành viên trong DN khơng cịn nhớ đến nó nữa.
Mười là, xây dựng thương hiệu bằng cách tạo ra bản sắc riêng, sự độc
đáo trong sản phẩm và dịch vụ của mình, cùng với việc mở rộng mạng lưới cung ứng và tiêu thụ.