9 Cạnh tranh của các doanh nhân SL 2 338 473
2.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam
Chính phủ cần tạo mơi trường thuận lợi cho các doanh nhân hình thành, xây dựng và phát triển DN. Trong đó, chú trọng:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đồng nhất, thuận lợi về giao thơng, điện, nước;
- Hồn thiện hệ thống luật pháp và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
- Ln coi trọng lực lượng thuộc đội ngũ doanh nhân trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
- Hỗ trợ đào tạo doanh nhân những kiến thức cần thiết như: kiến thức kinh doanh, kiến thức quản trị DN, kiến thức pháp luật trong và ngoài nước; Hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nhân - DN trong xây dựng và tiến hành chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và trong tiếp cận vốn.
- Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, vấn đề vai trò và sự can thiệp hiệu quả, hợp lý của nhà nước đối với các DN lớn có vốn của nhà nước cần được xem xét thoả đáng. Sự định hướng, mở đường của nhà nước các cấp, hỗ trợ thiết thực của chính quyền địa phương và các cơ quan, hiệp hội, tổ chức xã hội hữu quan đối với DN, doanh nhân.
- Hoàn thiện các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của DN - doanh nhân, đồng thời có biện pháp tuyên truyền, và cơ chế giám sát, xử lý phù hợp.
- Khuyến khích thúc đẩy làm giàu thơng qua chính sách đổi mới kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, phát triển ngành nghề mới. Điều đó giúp thu hút những người có ý chí làm giàu khởi nghiệp kinh doanh, vừa làm giàu cho mình, vừa thu hút lao động, giải quyết việc làm, vừa có đóng góp cho ngân sách nhà nước. Đó chính là con đường hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân của mỗi quốc gia, trong đó, Việt Nam cần và có thể áp dụng.
Từ kinh nghiệm của Singapore, Trung Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức, so với các quốc gia này và nhiều quốc gia khác trên thế giới, đội ngũ doanh nhân Việt Nam nhìn
chung chưa được đào tạo một cách bài bản, trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ cịn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Một bộ phận khá lớn các doanh nhân chưa qua đào tạo chuyên nghiệp bài bản về nghiệp vụ kinh doanh, quản lý kinh tế, quản trị DN. Đây là một thách thức rất lớn đối với DN Việt Nam trong quá trình cạnh tranh và hội
nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần có nhiều chính sách, biện pháp khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ doanh nhân và cán bộ quản trị DN. Bên cạnh đó, cần có chính sách thúc đẩy các trường đại
học, cao đẳng trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân và những người có nguyện vọng trở thành các nhà quản lý DN. Tăng cường sự hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách
nhà nước. Ngoài ra, Nhà nước cần hỗ trợ các hiệp hội DN, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị tập huấn, các đoàn nghiên cứu khảo sát học tập kinh
Chương 3