Vai trị chính trị của đội ngũ doanh nhân trẻ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ PHÁT TRIỂN đội NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM TRONG hội NHẬP QUỐC tế (Trang 56 - 58)

Thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, doanh nhân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững ổn định xã hội, ổn định chính trị. Vai trị chính trị của doanh nhân thể hiện ở chỗ:

- Phản biện xã hội, tư vấn hoạch định chính sách.

- Tác động trực tiếp đến việc thực thi các chính sách của nhà nước. - Tham gia trực tiếp vào hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước.

Ở nhiều nước, doanh nhân đã trực tiếp tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội và có thể có tác động mạnh đến đời sống chính trị, xã hội của các quốc gia. Nhờ những tố chất, tài năng đặc biệt, cùng với kinh nghiệm và hiểu biết về các vấn đề kinh tế - xã

hội - thể chế trong quá trình làm kinh doanh, nhiều doanh nhân đã trở thành chính khách chèo lái con thuyền chính trị của nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thế giới

. Doanh nhân tham gia vào các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, một số trở thành đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đã góp phần quan trọng trong góp ý, phản biện, xây dựng, thực hiện chính sách phát triển KT- XH của quốc gia và các địa phương. Hầu hết doanh nhân tham gia vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đều phát huy tốt trí tuệ, kinh nghiệm thực tiễn của mình trong xây dựng và thực hiện chính sách phát triển KT-XH. Kinh nghiệm thương trường của doanh nhân đã tạo nên những góc nhìn, nhận định và khuyến nghị có giá trị thực tế khi tiến hành các hoạt động giám sát các cơ quan chính quyền trong việc thi hành pháp luật, thực hiện vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Như vậy, trong tiến trình đổi mới, doanh nhân là một trong những lực lượng cơ bản tham gia xây dựng, quyết định, phản biện, thực hiện chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội.

Vai trị chính trị của doanh nhân thể hiện ở hai nội dung chính:

* Doanh nhân giúp sức cùng với chính phủ tạo nên sức mạnh quốc gia, giữ ổn định và bền vững cho thể chế chính trị

Thể chế chính trị hay chế độ xã hội có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển đội ngũ những người làm nghề kinh doanh. Thể chế chính trị phong kiến với quan niệm “sĩ, nông, công, thương”, coi thường những người kinh doanh, bn bán thì khó có thể phát triển kinh tế hàng hóa và do đó khơng thể phát triển được tầng lớp doanh nhân đúng nghĩa.

Ngày nay, đối với người đứng đầu chính phủ, Nhà nước, vai trị của DN, doanh nhân trong việc thể hiện sức mạnh quốc gia, giữ vững thể chế chính trị cơng ngày cơng trở nên rõ ràng và cấp thiết. Các nguyên thủ quốc gia khi giao lưu đối ngoại hoặc muốn triển khai các chiến lượng, kế hoạch của mình đều phải sử dụng các doanh nhân, DN như một lực lượng nòng cốt. Đội ngũ doanh nhân được chọn lọc đi theo các vị lãnh đạo trong thăm viếng ngoại giao thường đại diện cho các ngành trọng điểm thực hiện các ý đồ chính trị và đội ngũ này hậu thuẫn cho các nhà chính trị trong đàm phán, quảng bá hình ảnh, ký kết các văn kiện chiến lượng hoặc hiệp ước đối ngoại. Ngay trong việc

triển khai các chiến lượng kinh tế trong nước, đội ngũ doanh nhân là đội ngũ tiên phong, tạo khởi đầu cho các kế hoạch trọng điểm. ở đây, vai trò của doanh nhân thể hiện rất rõ, họ cần sự hỗ trợ, tạo mơi trường của Nhà nước, nhưng ngược lại, chính họ lại góp phần đắc lực cho Nhà nước thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, như James Gibson nhà kinh tế học Mĩ từng đánh giá và khẳng định: các doanh nhân là một lực lượng quan trọng nhất trong nền kinh tế. Qua đó đội ngũ các doanh nhân góp phần giữ được ổn định xã hội, bảo vệ thể chế chính trị.

* Hình thành đội ngũ doanh nhân như một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong cơ cấu xã hội hiện đại, một lực lượng chính trị có sức mạnh trong xã hội

Ở Việt Nam, sức mạnh chính trị của giới doanh nhân chưa được cơng khai thừa nhận vì trên thực tế cũng chưa thể hiện rõ nét trên bề nổi của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, ngày càng nhiều doanh nhân tham gia với cơ cấu quyền lực chính trị như hội đồng nhân dân, Quốc hội, các hiệp hội... Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã chính thức khơng cấm đảng viên của mình làm kinh tế tư nhân và ngày càng có nhiều doanh nhân là đảng viên. Xu hướng này tất yếu dẫn đến việc khẳng định quyền lực chính trị của doanh nhân trong tương lai. Nhiều người lo ngại xu hướng này sẽ dẫn đến những hậu quả về chính trị như diễn biến hịa bình, sự tha hóa của chính quyền, mất vai trị lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ PHÁT TRIỂN đội NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM TRONG hội NHẬP QUỐC tế (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w