M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công
2. Cơ cấu (%) so với số doanh nhân được điều tra
4.2.1.1 Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Thể chế kinh tế là một trong các trụ cột quan trọng bảo đảm cho hệ chống chính trị ổn định và phát triển. Có thể nói thể chế kinh tế là nền tảng bảo đảm cho các thể chế khác cùng tồn tại và phát triển cũng như là nền tảng bảo đảm cho hệ thống chính trị ổn định. Thể chế kinh tế bao gồm các luật chơi và các mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế, là đối tượng tạo ra vật chất, quyết định sự tồn tại của các đối tượng khác trong xã hội.
Thể chế kinh tế có thể hiểu là một trong ba chân kiềng quan trọng bậc nhất để hệ thống chính trị tồn tại trên đó. Sự yếu kém hay sụp đổ của thể chế kinh tế chắc chắn kéo theo sự sụp đổ hệ thống chính trị. Mối quan hệ giữa thể chế kinh tế với hệ thống chính trị là mối quan hệ sống còn, phụ thuộc vào nhau. Hệ thống chính trị định hình ra thể chế kinh tế và ngược lại, thể chế kinh tế chống đỡ vững chắc cho hệ thống chính trị tồn tại. Khơng có hệ thống chính trị thì khơng hình thành nên thể chế kinh tế và khơng có thể chế kinh tế thì hệ thống chính trị cũng hầu như khơng tồn tại. Sự ràng buộc qua lại có tính sống cịn giữa thể chế kinh tế với hệ thống chính trị ln ln tồn tại trong thực tiễn.
Xây dựng một thể chế kinh tế “cho phép và khuyến khích sự tham gia của đại đa số dân chúng vào các hoạt động kinh tế, sử dụng tốt nhất tài năng và trình độ của họ và giúp các cá nhân thực hiện những lựa chọn họ muốn” [96] là một yêu cầu cấp thiết và là cách lựa chọn sáng suốt, đúng đắn của Việt Nam hiện nay. Trong thể chế kinh tế đó sở hữu tư nhân được cơng nhận, quyền tự do cá nhân được đề cao, có hệ thống pháp luật nghiêm minh, bình
đẳng đối với mọi người dân, mọi đối tượng, các dịch vụ công được cung cấp đầy đủ và một sân chơi bình đẳng, khuyến khích mọi người trao đổi, ký kết hợp đồng, thành lập DN và tự do kinh doanh làm giàu cho mình và cho đất nước. Như vậy, ở thể chế kinh tế quyền con người được bảo đảm, quyền tư do kinh doanh, làm giàu của mọi người được khuyến khích, lợi ích của mọi cá nhân được tôn trọng sẽ tạo nên một động cơ tự bên trong mỗi cá nhân trong xã hội là họ phải vươn lên làm kinh tế giỏi, tức là giỏi trong sản xuất, trong dịch vụ, trong kinh doanh, trong quản lý và ở mọi chổ, mọi nơi, mọi lúc có thể để làm cho mình ngày một có cuộc sống tốt hơn, giàu hơn và cả xã hội cũng sẽ tốt hơn, giàu hơn. Chính vì điều này nói lên một điều là ở thể chế kinh tế này động lực cho phát triển của nền kinh tế sẽ được tạo ra. Ở đó năng suất lao động được nâng cao, nhiều sáng tạo được xuất hiện trong các hoạt động kinh tế, của cải cũng nhờ đó mà tăng lên, xã hội nhờ đó mà giàu hơn và thịnh vượng hơn.
Đối với Việt Nam hiện nay việc xây dựng thể chế kinh tế chính là tạo ra một thể chế kinh tế ở đó giải phóng tối đa mọi nguồn lực và sức sáng tạo của con người để tạo ra thật nhiều của cải vật chất cho phát triển xã hội và cho làm giàu đất nước.
Từ kinh nghiệm quốc tế và cũng từ thực tiễn nước ta cho thấy thể chế có vai trị quyết định. Về đổi mới và hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, vấn đề cốt lõi là xử lý đúng mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường theo nguyên tắc cơ bản là thị trường quyết định phân bổ nguồn lực; đồng thời phát huy vai trò cần và đủ của nhà nước. Thị trường phân bổ nguồn lực theo nguyên tắc của thị trường, chủ yếu là giá cả theo cung cầu, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, đạt hiệu quả tối đa và tối ưu. Chế độ sở hữu phổ biến trong nền kinh tế ở nước ta là sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp. Nhà nước thực hiện tốt vai trò kiến tạo và định hướng phát triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mơ; tăng cường dịch vụ cơng có hiệu quả; bảo đảm mơi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh; thực hiện điều tiết, giám sát, duy trì trật tự
kỷ luật thị trường; bù đắp những hạn chế, bất cập, khắc phục mặt trái của thị trường; bảo đảm công bằng xã hội và phát triển bền vững. Phát huy vai trò của nhà nước quản lý kinh tế theo định hướng chiến lược, quy hoạch, chính sách, tiêu chuẩn và quản lý, điều hành vĩ mô chủ yếu thông qua ngân sách và các cơng cụ tài chính, tiền tệ khác. Việc phân bổ sử dụng nguồn lực công, vốn đầu tư của nhà nước cũng phải vận dụng cơ chế thị trường để đạt hiệu quả cần thiết. Sửa đổi thể chế phân cấp giữa Trung ương và địa phương, đặc biệt về ngân sách để chính quyền địa phương tập trung chăm lo xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy hoạch; phát triển và quản lý hàng hóa và dịch vụ cơng; quản lý, giám sát thị trường. Chính quyền địa phương tập trung nhiều hơn vào quản lý văn hóa xã hội, mơi trường. Xây dựng bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong sạch, năng lực và hiệu lực hiệu quả cao, minh bạch, tinh gọn; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Coi trọng việc sử dụng người tài trong bộ máy Nhà nước. Chuyển dần cho khu vực tư nhân, tổ chức xã hội đảm nhiệm những dịch vụ cơng nếu có điều kiện. Thực hiện quyết liệt việc phòng, chống tham nhũng, lợi ích nhóm, phấn đấu trở thành nước có chỉ số minh bạch thuộc loại cao trên thế giới. Thực hiện có hiệu lực hiệu quả việc giám sát và kiểm sốt quyền lực của bộ máy công quyền bao gồm cả Nhà nước và Đảng bằng các cơ chế rõ ràng, hữu hiệu, thực hiện tốt trách nhiệm giải trình. Xem xét việc thể chế hóa về xã hội dân sự, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tự quản hoạt động có hiệu quả thiết thực, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tạo đồng thuận xã hội và phát huy mạnh vốn xã hội cho phát triển.
Thống nhất quản lý nhà nước đối với toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân (các hộ kinh doanh cá thể và các DN của tư nhân), nhất là khâu đăng ký kinh doanh; các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm quản lý theo ngành và lãnh thổ đối với tất cả các thành phần kinh tế, trong đó
có kinh tế tư nhân. Hình thành một đầu mối tổng hợp chung đối với khu vực kinh tế tư nhân ở trung ương và địa phương.
Ban hành tiêu chí để phân loại hình hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân: Nhà nước sớm quy định tiêu chí để đánh giá và phân định hộ kinh doanh cá thể và các loại hình DN khác của tư nhân cho đúng tính chất của từng loại hình kinh tế, làm cơ sở cho việc áp dụng cơ chế và phương thức quản lý phù hợp, tạo điều kiện để chuyển dịch hiệu quả các hộ kinh doanh cá thể thành DN tư nhân..
Để tránh tạo khoảng cách giữa chính sách và thực thi, đảm bảo cho kinh tế tư nhân phát triển như kỳ vọng, Nghị quyết Trung ương 5 “về phát triển
kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” đã thống nhất nhận thức về phát triển kinh tế tư nhân,
đồng thời đề ra được những nhóm giải pháp cụ thể để kinh tế tư nhân phát triển trong thời gian tới.
Nghị quyết này đã đánh dấu mốc quan trọng trong tư tưởng, đường lối phát triển kinh tế tư nhân, đồng thời góp phần rút ngắn khoảng cách giữa lời nói và hành động, tạo niềm tin cho doanh nhân, DN.