M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công
2. Cơ cấu (%) so với số doanh nhân được điều tra
4.2.1.3. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội phù hợp với tầm nhìn dài hạn gắn với hội nhập quốc tế một cách sâu rộng và toàn diện
tầm nhìn dài hạn gắn với hội nhập quốc tế một cách sâu rộng và toàn diện nhằm thúc đẩy phát triển bền vững
Việt Nam cần một động lực mới trong phát triển KT-XH, xây dựng một môi trường nhằm thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho DN, nhà đầu tư phát triển SXKD đủ sức cạnh tranh trong lộ trình hội nhập đầy đủ góp phần tạo mơi
trường cho DNT phát triển thông qua các nội dung:
Thứ nhất, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển nhanh, bền vững; tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng
Tập trung chỉ đạo là xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCNa là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững; đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trong từng giai đoạn.
Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế. Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ mơi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Thứ hai, phát triển DN vừa và nhỏ nhằm phát huy nội lực, chủ động trong hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn khi các cam kết tự do hố thương mại trong khn khổ các hiệp định đã ký kết (AFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, WTO, TPP..) và cộng đồng ASEAN được thực thi. Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho phát triển DN dân doanh của tỉnh. Có các biện pháp khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Tăng cường cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp DN về các hiệp định thương mại tự do đang thực hiện và sẽ ký kết trong thời gian tới. Thường xuyên tiến hành rà soát và đơn giản hố các thủ tục hành chính, minh bạch hố các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, gia nhập thị trường của DN. Vận hành tốt cơ chế một cửa liên thông giữa các cơ quan công quyền trong việc thực hiện đăng ký thành lập DN.
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại DN có vốn đầu tư của nhà nước; triển khai thối vốn nhà nước tại các cơng ty, DN theo quy định của Chính phủ. Khuyến khích và huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư vào SXKD; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động của đơn vị sự nghiệp. Hỗ trợ thành lập, hoạt động các tổ hợp tác, hợp tác xã theo luật; nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình, trang trại.
Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư có trọng điểm
Tiếp tục đổi mới chính sách thu hút FDI theo hướng khơng q nhấn mạnh số lượng mà là chất lượng, thu hút có điều kiện về cả kinh tế, xã hội và môi trường. Chú trọng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài của các đối tác chiến lược trong TPP, FTA (đặc biệt là các nước phát triển thuộc EU) và cần có cơ chế, chính sách khuyến khích họ tham gia đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế tạo, chế biến nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao cho Việt nam và chuyển giao cơng nghệ có hiệu quả cho các DN trong nước.
Tổ chức các đoàn đi xúc tiến, thu hút đầu tư tại các nước có nhiều tiềm năng; xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư; tổng kết, đánh giá tồn diện tình hình thu hút đầu tư đối với các dự án FDI; xây dựng đề án về đánh giá lợi thế so sánh của tỉnh trong thu hút đầu tư. Tập trung thu hút các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp hiện có; ưu tiên các dự án có quy mơ lớn, cơng nghệ cao. Củng cố, kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý và tăng cường công tác vận động các dự án sử dụng nguồn vốn Viện trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi cho đầu tư phát triển.
Không nên quá phụ thuộc vào một số ít, thậm chí một thị trường nhằm tránh những rủi ro và diễn biên khó lường.
Đồng thời, đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, quảng bá về môi trường đầu tư cũng như những thành tựu phát triển KT-XH của Việt Nam đến với các nhà đầu tư trong và ngồi nước thơng qua chính hoạt động của các DN đang đầu tư tại Vệt Nam. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thân thiện, kịp thời tháo gỡ
khó khăn cho các DN nói chung, DN nước ngồi nói riêng đang hoạt động được xem là một cách hiệu quả để quảng bá về môi trường đầu tư.