Tác động của mơi trường văn hóa đến sự phát triển đội ngũ doanh nhân trẻ trong hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ PHÁT TRIỂN đội NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM TRONG hội NHẬP QUỐC tế (Trang 64 - 65)

trẻ trong hội nhập quốc tế

Một vấn đề đang được xã hội quan tâm là tác động của mơi trường văn hóa đối với sự ra đời và phát triển đội ngũ doanh nhân. Khơng có mơi trường văn hóa phù hợp thì khơng thể có tầng lớp doanh nhân văn hóa. Trong tiến trình lịch sử, mỗi thời đại, mỗi dân tộc đã hình thành một mơi trường văn hóa mang tính đặc thù và mơi trường văn hóa ấy đã sản sinh ra một mẫu nhân cách văn hóa tiêu biểu cho dân tộc.

Mơi trường văn hóa là tống thể các yếu tố chính trị, xã hội, đạo đức, tâm lý của một cộng đồng hướng đến sự phát triển KT - XH mang tính nhân văn, nhân bản. Chúng tác động đến đội ngũ doanh nhân để tạo nên tầng lớp doanh nhân văn hóa. Như vậy, mơi

trường văn hóa khơng chỉ bó hẹp trong mơi trường văn hóa kinh doanh hay trong mơi trường văn hóa DN mà nó bao gồm tồn bộ nền tảng văn hóa của một xã hội. Mơi trường văn hóa là kết quả phát triển của lịch sử nhân loại và sự tích luỹ của mỗi cộng đồng. Sự ra đời của văn hóa doanh nhân phương Tây là kết quả tích luỹ văn hóa từ thời cố đại Hy - La đến thời kỳ Phục hưng văn hóa kéo dài 3 thế kỷ (từ thế kỷ XIV - XVI) và sau đó là cả một thế kỷ văn hóa ánh sáng (thế kỷ XVIII). Sự ra đời của văn hóa doanh nhân Nhật Bản với những doanh nhân nối tiếng, tiêu biểu cho nước Nhật là kết quả của sự tích luỹ văn hóa từ thời Minh Trị và cho đến ngày nay.

Văn hóa là mục tiêu, động lực, là mơi trường của sự phát triển. Như vậy, thực chất của phát triển KT - XH là mang lại hạnh phúc, tự do cho con người. Mục tiêu này xuất phát từ đạo lý truyền thống của dân tộc và cả yêu cầu của thời đại. Nó địi hỏi phát triển hướng tới mục tiêu kép: vừa phát triển kinh tế, đời sống vật chất, vừa hướng tới con người và xã hội, vừa phát triển cá nhân, vừa hướng tới cộng đồng.

Có thể nói, khơng có cơ chế kinh tế thị trường thì khơng thể có sự xuất hiện tầng lớp doanh nhân văn hóa. Ngược lại, khơng có tầng lớp doanh nhân văn hóa sẽ khơng có một thị trường văn minh. Để xây dựng mơi trường văn hóa, cần phải làm một cuộc “cách mạng văn hóa” trong tư duy, trong nhận thức của xã hội, chuyển đổi giá trị, bù đắp những thiếu hụt và loại bỏ những yếu tố bảo thủ lạc hậu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ PHÁT TRIỂN đội NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM TRONG hội NHẬP QUỐC tế (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w