Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ PHÁT TRIỂN đội NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM TRONG hội NHẬP QUỐC tế (Trang 85 - 89)

9 Cạnh tranh của các doanh nhân SL 2 338 473

2.4.2.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc hỗ trợ DN - đặc biệt là các DN vừa và nhỏ theo hướng tiếp cận thị trường, từ đó đội ngũ doanh nhân phát triển rất mạnh.

Sự phát triển của doanh nhân Trung Quốc:

Đến năm 2007, Trung Quốc có 800.000 triệu phú đơla, 106 tỉ phú đơla. Đây là tốc độ tăng tới chóng mặt về số người giàu có do kinh doanh, nhanh hơn hẳn phương Tây. Riêng năm 2007, chỉ liệt kê những người giàu có với gia sản trị giá hơn 100 triệu đôla cũng đến 800 người ( chỉ sau 8 năm - năm 1999, số người sở hữư trên 6 triệu đôla cũng chỉ ở con số 50 người), trong số 800 người này, số trẻ tuổi thành đạt trong kinh doanh, thường dưới 50 tuổi - đa số cỡ 47 tuổi - tăng rất nhanh, đặc biệt giàu lên từ hai bàn tay trắng, khơng do tham nhũng.

Nhìn tổng thể, số doanh nhân giàu có tăng nhanh ở Trung Quốc do yếu tố cơ bản là: chính sách đổi mới của Trung Quốc và giới DN, doanh nhân có nhiều cơ hội thuận lợi trong tiếp cận thị trường. Một cách cụ thể có thể thấy:

Thứ nhất là từ những đổi mới của Chính phủ, vai trị hỗ trợ của các tổ chức tài chính và hoạt động tích cực của cộng đồng DN, các DNVVN đã có sự phát triển mạnh

mẽ. Việc đổi mới thể hiện trên các khía cạnh tiếp cận thị trường; chính sách tài trợ và việc cải thiện cơ chế giám sát, quản lý của các cơ quan Chính phủ.

Thứ hai là sự chuyển biến trong cung cấp vốn

Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) - cơ quan chịu trách nhiệm hỗ trợ phát triển SMEs - đã đi đầu và tạo gương sáng cho việc thúc đẩy thành lập hệ thống vận hành bền vững trong hỗ trợ cho vay trung, dài hạn với mức độ rủi ro và chi phí quản lý có thể kiểm sốt được. Các CDB đã hỗ trợ cho nhiều DN vừa và nhỏ thơng qua mơ hình cho vay mới và một hệ thống bảo lãnh tín dụng. Ngồi ra, CDB đã hợp tác với Ngân hàng thế giới (WB) và các ngân hàng thương mại khác để thực hiện việc cho các DN siêu nhỏ vay theo tiêu chí lượng tiền bỏ qua yêu cầu bảo lãnh.

Trong khuôn khổ cơ chế vay vốn của DNVVN, CDB chịu trách nhiệm cung cấp vốn; chính quyền địa phương có nhiệm vụ điều phối tín dụng, cấp khoản vay và hỗ trợ về quản lý; các công ty bảo lãnh cung cấp bảo lãnh, tổ chức giám sát dân chủ và những đơn vị tài chính vừa và nhỏ thực hiện chức năng thanh tốn. Những yếu tố cơ bản này đã tạo ra nền tảng của một hiệp hội để mở rộng hoạt động cho vay đến nhiều cơ sở.

Bảo lãnh tín dụng: Từ những mơ hình cho vay đa dạng, các nhà quản lý nhận thấy

có thể hình thành mơ hình cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ của người đi vay, cho vay và các DN. Ba nền tảng quản lý, cho vay và bảo lãnh là những nhân tố quan trọng để tạo thành công. Hệ thống bảo lãnh đảm bảo chức năng giải ngân những khoản vay mềm cho những bên tham gia góp vốn vào cơng ty bảo lãnh và cung cấp bảo lãnh cho các cơng ty có nhu cầu. Theo mơ hình này, các khoản vay mềm cho vay để thu hút các nhà góp vốn ban đầu, các quỹ của Chính phủ và xã hội nhằm tăng cường năng lực bảo lãnh của các công ty. Với cơ chế này, một đơn vị vay mềm có thể thu hút thêm ít nhất một đơn vị khác; từ đó, năng lực bảo lãnh của cơng ty có thể tăng lên hàng chục lần. Trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa công ty bảo lãnh và ngân hàng cho vay, khi bị thua lỗ, CDB và các công ty bảo lãnh cùng chia sẻ rủi ro, các ngân hàng cho vay cùng chia sẻ trong một phạm vi nhất định. Theo cách làm này, CDB đã giải ngân được trên 3 tỷ nhân dân tệ hỗ trợ cho 10 tổ chức bảo lãnh.

trở thành nguồn lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy mở rộng thị trường, tạo việc làm và tăng cường ổn định xã hội. Thành công phát triển DN vừa và nhỏ của Trung Quốc xuất phát từ đường lối chung và sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, trong đó có phần quan trọng của những đổi mới trong chính sách tài trợ gần đây. Những kinh nghiệm rút ra từ thành cơng của Trung Quốc có thể là tư liệu tham khảo có ích trong tìm kiếm con đường phát triển nhanh nhất DN ngoài nhà nước trong bối cảnh hội nhập ở nước ta.

Bên cạnh chính sách hỗ trợ các DNVVN, Trung Quốc cịn có một kế hoạch hỗ trợ phát triển các DN lớn vươn ra thị trường thế giới.

Dù không can thiệp vào các công việc thường ngày của DN thì Chính phủ Trung Quốc vẫn có nhiều ảnh hưởng. Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản (SASAC) là siêu tổng công ty nhà nước nắm giữ cổ phần trong gần 200 công ty lớn. Ủy ban này theo dõi sát sao kết quả kinh doanh của các đại công ty này thông qua các chỉ số như lợi nhuận trên vốn, lợi nhuận gộp, tăng trưởng doanh thu, với cơ chế chặt chẽ. Đơi khi SASAC cịn tham gia trực tiếp vào vấn đề quản lý của các DN mà họ góp vốn. Vào tháng 11/2004, SASAC đã luân chuyển cán bộ chủ chốt của các công ty viễn thông vốn là đối thủ cạnh tranh của nhau gồm China Telecom, China Unicom, China Mobile mà không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào. Wei Liucheng, nguyên Chủ tịch CNOOC, đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch tỉnh Hải Nam vào tháng 10/2004.

Rõ ràng sự kiểm soát của nhà nước đã mang lại lợi thế cho các DN nói trên tại thị trường nội địa. Khi Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường vào đầu thập kỷ 1990, các DN nhà nước trong các lĩnh vực kinh doanh quan trọng đã được lựa chọn làm đầu tàu để phát triển kinh tế quốc dân. Họ nhận được nhiều ưu đãi như được thầu các hợp đồng lớn, bảo hộ về thuế, được thuê đất rẻ và hưởng những điều kiện tín dụng dễ dàng từ các ngân hàng quốc doanh, được ưu đãi khi bán cổ phiếu. Một lợi thế lớn khác là Chính phủ Trung Quốc đã định hướng các đối tác liên doanh nước ngoài trong hợp tác phải đảm bảo rằng các công ty hàng đầu của Trung Quốc tiếp cận được các cơng nghệ mới và bí quyết quản lý.

những cơng ty xun quốc gia Trung Quốc đã bắt đầu bị cho là bất lợi. Mối quan hệ này cùng sự tiếp cận dễ dàng của các công ty Trung Quốc đối với nguồn vốn từ ngân hàng quốc doanh đang gây hại cho những dự án kinh doanh quốc tế của các công ty này.

CNOOC chẳng hạn, nhìn chung được đánh giá là một cơng ty được quản lý tốt và có cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khốn Hồng Kơng từ năm 2001. Tuy nhiên, để ngăn không cho công ty này mua lại Unocal, các nghị sĩ Mỹ đã tập trung soi xét vấn đề sở hữu quốc doanh và việc tiếp cận tín dụng với chi phí thấp của CNOOC.

Năm ngối, số lượng máy thu hình của Cơng ty Sichuan Changhong Electric (tỉnh Tứ Xuyên) xuất sang Mỹ đã giảm mạnh xuống gần bằng không, sau khi bị áp thuế chống phá giá ở mức 25%. Lý do chính là sở hữu quốc doanh. Theo phía Mỹ, điều này đã tạo ra sự cạnh tranh không công bằng đối với các đối thủ tư nhân nên Sichuan Changhong Electric phải bị đánh thuế chống phá giá.

Dù được chính phủ ưu đãi, các cơng ty quốc doanh Trung Quốc chưa phát triển đến mức trở thành các cơng ty mạnh tầm cỡ thế giới. Trước đây, chính phủ Hàn Quốc và Nhật đã khép kín thị trường để chăm sóc cho các đại cơng ty của họ lớn mạnh; Trung Quốc nay lại đi theo xu hướng mở cửa thị trường để khuyến khích cạnh tranh.

Những điều trên cho thấy các công ty Trung Quốc thường triển khai hoạt động kinh doanh tại nước ngồi với vị thế yếu ớt. Và khơng phải lúc nào các kinh nghiệm tại thị trường nội địa cũng ứng dụng được trên thị trường quốc tế. Đó là lý do khiến Lenovo địi IBM tiếp tục để lại các nhà quản lý cấp cao để hỗ trợ sau khi Lenovo mua lại bộ phận sản xuất máy tính cá nhân của IBM. Cơng ty Tư vấn McKinsey & Co cho rằng, trong vòng năm năm tới, Trung Quốc sẽ cần đến 75.000 nhà quản lý có kinh nghiệm quốc tế. Hiện nay, nước này chỉ có khoảng 5.000 chuyên gia như vậy.

Hơn thế nữa, khi phân tích kỹ hơn, có thể thấy nhiều cơng ty trong số các công ty xuyên quốc gia Trung Quốc đội ngũ doanh nhân vẫn mang phong cách quản lý tương tự như các công ty mẹ là DN quốc doanh. Tổng giám đốc China Netcom đã gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý 100.000 nhân viên và dung hịa lợi ích của các cổ đông và bốn công ty quốc doanh chiếm cổ phần chi phối China Netcom. Ơng cho biết: “Tơi đã học được kỹ năng làm thế nào để tồn tại trong một DN lớn của nhà nước, có nghĩa là 50%

thời gian dành cho kinh doanh và 50% cho quan hệ để tìm sự cân bằng về mặt chính trị”. Theo ơng, nếu các công ty này tập trung 100% vào kinh doanh, kết quả có thể sẽ khả quan hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC SĨ PHÁT TRIỂN đội NGŨ DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM TRONG hội NHẬP QUỐC tế (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w