Như đã trình bày ở trên, hoạt động của doanh nhân và DN không chỉ dừng ở phạm vi DN mà cịn có tính xã hội sâu sắc. Vai trị xã hội của doanh nhân thể hiện:
Giải quyết việc làm, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, góp phần ổn định xã hội. Vai trò này của doanh nhân gắn với vai trò của DN.
Đào tạo lao động cho DN. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, những người lãnh đạo DN luôn chú trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trước hết là cho chính DN
mình. Qua đó, doanh nhân đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động.
Ổn định xã hội bằng cách tham gia các hoạt động từ thiện, thực hiện chính sách an sinh xã hội. Doanh nhân là người có thu nhập cao, thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu trong xã hội nên có nguồn lực và điều kiện để thực hiện các hoạt động thiện nguyện là một phần trong những trách nhiệm xã hội của công ty.
Nâng cao thu nhập cho người lao động trong nội bộ DN, qua đó nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của xã hội.
Góp phần xây dựng và phát triển tinh thần DN trong xã hội. Ở nhiều nước, sự thành đạt của doanh nhân ở những cấp độ khác nhau đã được xã hội tơn vinh và thậm chí được coi là biểu tượng của cả quốc gia.
Sự ra đời, phát triển của DN, doanh nhân đã mang lại việc làm và sinh kế cho nhiều người lao động trên các vùng miền cả nước, đặc biệt là đội ngũ công nhân, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số ở biên giới, miền núi, kể cả thương binh, bệnh binh, người yếu thế, người khuyết tật. Doanh nhân cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, đóng góp các quỹ nhân đạo, từ thiện, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, xây dựng các cơng trình phúc lợi góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Trong tiến trình đổi mới, doanh nhân Việt Nam đã góp phần xây dựng xã hội đồn kết, đồng thuận, cơng bằng, an sinh, văn minh theo định hướng XHCN.
Vai trò này doanh nhân gắn liền với vai trị của DN. DN có vai trị chính trong giải quyết việc làm, nhất là đối với các xã hội đang phát triển, thất nghiệp nhiều. Đối với các nền kinh tế đã phát triển cao, tình trạng thất nghiệp cơ cấu vẫn ở mức đáng lo ngại. Các xu hướng di dân quốc tế và chuyển dịch đầu tư trực tiếp đã góp phần to lớn trong giải quyết việc làm theo hướng tái phân bổ nguồn lực đầu tư và nguồn lực lao động một cách hợp lý, hiệu quả nhất. Tuy nhiên, xét đến cùng, ở cả hai nhóm quốc gia (giàu và nghèo), vai trò của các DN, doanh nhân trong giải quyết việc làm là không thể phủ nhận. Thực
hiện vai trò này, doanh nhân là người chủ chốt ra các quyết định về chiến lược kinh doanh, lựa chọn công nghệ, số lượng nhân công và cơ cấu nhân lực sử dụng.
Hoạt động của doanh nhân có tính chất quyết định đến sự phát triển của DN và phát triển nhiều lĩnh vực kinh doanh mới trong tương lai, sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của DN phụ thuộc chủ yếu ở doanh nhân. Xét đến cùng thì trách nhiệm của doanh nhân là làm sao kinh doanh có lãi, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước, tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước.
Vai trò của doanh nhân đối với sự phát triển DN cịn được thể hiện thơng qua việc hoạch định chiến lược kinh doanh, phương hướng phát triển của DN. Vì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn tuân theo quy luật cung, cầu, cạnh tranh, theo yêu cầu của thị trường, nếu ai cung cấp sản phẩm mới có chất lượng cao giá thành thấp sẽ mang lại lợi nhuận nhiều, hiệu quả kinh tế cao, giúp DN phát triển nhanh. Điều đó chỉ đạt được khi doanh nhân có được chiến lược và thực hiện kinh doanh tốt.
Doanh nhân đóng vai trị quyết định trong việc huy động các nguồn lực tạo ra sản phẩm và dịch vụ cho xã hội, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo, tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Dưới sự lãnh đạo của các doanh nhân, khu vực DN đã đóng góp hơn 60% GDP, 70% nguồn thu ngân sách Nhà nước, thu hút được hơn 7,4 triệu lao động, chiếm 16,3% lực lượng lao động của toàn xã hội.
Tuy vậy, số lượng và chất lượng đội ngũ doanh nhân chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Quy mơ DN nước ta cịn nhỏ bé so với khu vực và thế giới, hiệu quả hoạt động chưa cao. Nhiều doanh nhân thiếu kiến thức về pháp luật và kinh doanh, thiếu kinh nghiệm quản lý và tính chun nghiệp, cịn bị động trong cạnh tranh và hội nhập. Ðội ngũ doanh nhân chưa xây dựng được văn hóa kinh doanh chung, chưa liên kết chặt chẽ trong hoạt động. Hệ thống pháp luật, chính sách, thể chế thúc đẩy phát triển DN, doanh nhân còn thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao, cải cách hành chính cịn chậm.
Với nhận thức đội ngũ doanh nhân là đại diện cho sức sản xuất mới trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định để thực hiện mục tiêu chiến lược cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh là bước đột phá góp phần thúc đẩy phát triển đất nước, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, nâng cao vị thế của Việt Nam trong thời đại mới.
Vai trò này doanh nhân gắn liền với vai trị của DN. DN có vai trị chính trong giải quyết việc làm, nhất là đối với các xã hội đang phát triển, thất nghiệp nhiều. Đối với các nền kinh tế đã phát triển cao, tình trạng thất nghiệp cơ cấu vẫn ở mức đáng lo ngại. Các xu hướng di dân quốc tế và chuyển dịch đầu tư trực tiếp đã góp phần to lớn trong giải quyết việc làm theo hướng tái phân bổ nguồn lực đầu tư và nguồn lực lao động một cách hợp lý, hiệu quả nhất. Tuy nhiên, xét đến cùng, ở cả hai nhóm quốc gia (giàu và nghèo), vai trị của các DN, doanh nhân trong giải quyết việc làm là không thể phủ nhận.
Có thể nói rằng, bằng kiến thức của mình, doanh nhân đã thể hiện được vai trò là người chủ chốt các quyết định về chiến lượng kinh doanh, lựa chọn công nghệ, số lượng nhân công và cơ cấu nhân lực sử dụng để mang lại hiệu quả kinh tế cho xã hội. Điều này thể hiện rõ qua hình 2.1:
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu 2018)