Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 98 - 100)

C. CÂU HỎI ÔN TẬP

B. NỘI DUNG 3.1 KHÁI NIỆM, QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

3.5.2.3. Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự là phiên xét xử vụ án lần đầu của tòa án. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác tại Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em. Đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động.

Bản án phải được Hội đồng xét xử thảo luận và thơng qua tại phịng nghị án. Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, hỗn phiên tịa, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tạm ngừng phiên tòa phải được Hội đồng xét xử thảo luận, thơng qua tại phịng nghị án và lập thành văn bản. Quyết định về các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phịng xử án, khơng phải lập thành văn bản nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phịng nghị án để nghị án. Chỉ có các thành viên Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án, các thành viên Hội đồng xét xử phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, trong một số trường hợp còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc le công bằng, để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán chủ tọa phiên tịa biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tun án. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án địi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa. Hội đồng xét xử phải thơng báo cho những người có mặt tại phiên tịa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa về giờ, ngày và địa điểm tuyên án. Trường hợp Hội đồng xét xử đã thực hiện việc thông báo mà có người tham gia tố tụng vắng mặt vào ngày, giờ và địa điểm tuyên án thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc tuyên án.

Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện. Trường hợp đương sự có mặt tại phiên tịa nhưng vắng mặt khi tuyên án thì Hội đồng xét xử vẫn tuyên đọc bản án. Trường hợp Tòa án xét xử kín thì Hội đồng xét xử chỉ tun cơng khai phần mở đầu và phần quyết định của bản án. Trường hợp đương sự cần có người phiên dịch thì người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án hoặc phần mở đầu và phần quyết định của bản án được tun cơng khai.

Về phiên tịa xét xử theo thủ tục rút gọn. Các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tịa xét xử theo thủ tục rút gọn. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử. Đương sự có quyền đề nghị Tịa án xét xử vắng mặt. Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt khơng có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tịa. Sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành hòa giải, trừ trường hợp khơng được hịa giải hoặc khơng tiến hành hịa giải được. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm

phán ra quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử. Trường hợp tại phiên tịa mà phát sinh tình tiết mới làm cho vụ án khơng cịn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Thẩm phán xem xét, ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.

Bản án, quyết định sơ thẩm của Tịa án theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm rút gọn; Bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 98 - 100)