Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 163 - 164)

- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ,

LUẬT PHÒN G CHỐNG THAM NHŨNG

6.4.2.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

nơi minh làm việc thì cán bộ, cơng chức, viên chức phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị có liên quan đến dấu hiệu tham nhũng đó thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp. Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức biết được hành vi tham nhũng mà khơng báo cáo... thì (họ) phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Ba là, cán bộ, cơng chức, viên chức có nghĩa vụ chấp hành quyết định về chuyển đổi vị trí cơng tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc chuyển đổi vị trí cơng tác của cán

bộ, cơng chức, viên chức được thực hiện định kỳ đối với một số vị trí cơng tác liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng. Điều này có tác dụng quan trọng trong việc tránh để cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng nghiệp vụ, kinh nghiệm cơng tác mưu cầu lợi ích riêng và thực hiện hành vi tham nhũng.

6.4.2.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức, đơnvị vị

Cán bộ, cơng chức, viên chức là quản lý, lãnh đạo có vai trị rất quan trọng trong hoạt động phòng, chống tham nhũng tại cơ sở, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình. Hoạt động phịng, chống tham nhũng của những người này được thể hiện trên các nội dung sau:

Một là, tiếp nhận, giải quyết những phản ánh, báo cáo về hành vi có dấu hiệu tham nhũng xẩy ra trong cơ quan, đơn vị, tổ chức của mình. Sau khi tiếp nhận, giải quyết các nội dung phản ánh, báo cáo về hành vi, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét xử lý và thông báo cho người báo cáo. Người nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng mà khơng xử lý thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Hai là, cán bộ, công chức, viên chức (quản lý, lãnh đạo) có trách nhiệm tuân thủ quyết định về việc luân chuyển cán bộ, kê khai tài sản. Việc luân chuyển cán bộ nhằm

hạn chế cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi; việc kê khai tài sản của cán bộ, cơng chức, viên chức nhằm kiểm sốt biến động về tài sản của cán bô, công chức, viên chức nhằm sớm phát hiện hành vi tham nhũng.

Ba là, tổ chức kiểm tra chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý. Việc thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp

luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan thanh tra, điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền. Đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chủ động tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị minh. Việc chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân và cán bộ, cơng chức, viên chức khác do mình quản lý nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng.

Bốn là, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Trường hợp để xẩy ra tham nhũng tại cơ quan, tổ

chức, đơn vị mình quản lý, phụ trách, thì tuỳ theo tính chất mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hinh sự.

C. CÂU HỎI ƠN TẬP

Câu 1: Trình bày khái niệm, đặc điểm của hành vi tham nhũng và kể tên các

hành vi tham nhũng.

Câu 2: Phân tích nguyên nhân, tác hại và ý nghĩa của cơng tác phịng, chống

tham nhũng.

Câu 3: Trách nhiệm của cơng dân trong phịng chống tham nhũng? Liên hệ bản

thân.

Câu 4: Kể tên một số vụ án tham nhũng mà em biết.

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 163 - 164)