KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 106)

C. CÂU HỎI ÔN TẬP

LUẬT LAO ĐỘNG

4.1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT LAO ĐỘNG

A. MỤC TIÊU

Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quan hệ pháp

luật lao động; cách thức xác lập hợp đồng lao động; những quy định của pháp luật về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

Về kỹ năng: Có được cách xử sự đúng đắn trong các quan hệ pháp luật lao động

mà mình tham gia, từ đó biết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong những trường hợp bị các chủ thể khác xâm phạm

Về thái độ: Tôn trọng, thực hiện bộ luật lao động một cách nghiêm chỉnh, triệt

để, chính xác và tuyền truyền cho người sử dụng lao động và những người lao động cùng thực hiện.

B. NỘI DUNG

4.1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬTLAO ĐỘNG LAO ĐỘNG

4.1.1. Khái niệm

Luật lao động là một nghành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội về sử dụng lao động (quan hệ lao động) và các quan hệ phát sinh trong quá trình lao động (quan hệ liên quan đến quan hệ lao động).

Luật lao động là một nghành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội về sử dụng lao động (quan hệ lao động) và các quan hệ phát sinh trong quá trình lao động (quan hệ liên quan đến quan hệ lao động).

Quan hệ lao động là quan hệ giữa người lao động làm công ăn lương với người

sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế. Tức là luật lao động chủ yếu điều chỉnh quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở hợp đồng lao động.

Các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động, như: Quan hệ về việc làm là quan

hệ được xác lập để đảm bảo việc làm cho người cho người lao động. Quan hệ việc làm thể hiện ở ba loại chủ yếu: Quan hệ việc làm giữa Nhà nước và người lao động, quan hệ việc làm giữa đơn vị sử dụng lao động với người lao động, quan hệ việc làm giữa các trung tâm dịch vụ việc làm với người lao động; Quan hệ học nghề; Quan hệ về bồi thường thiệt hại; Quan hệ hệ về bảo hiểm xã hội; Quan hệ giữa người sử dụng lao động và đại diện của tập thể lao động; Quan hệ về giải quyết các tranh chấp lao động và các cuộc đình cơng; Quan hệ về quản lý lao động.

4.1.3. Phương pháp điều chỉnh

Xuất phát từ tính chất của quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động, Luật lao động sử dụng nhiều phương pháp tác động khác nhau tùy thuộc vào từng quan hệ lao động cụ thể. Các phương pháp điều chỉnh của luật lao động bao gồm:

Phương pháp thỏa thuận được áp dụng trong trường hợp xác lập quan hệ lao

động giữa người lao động và người sử dụng lao động và trong việc xác lập thỏa ước lao động tập thể

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w