Các yếu tố của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 62 - 64)

C. CÂU HỎI ÔN TẬP

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

5.1.4.2. Các yếu tố của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

Một là, chủ thể của quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình.

Vấn đề chủ thể của quan hệ pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong khoa học pháp lý. Quan hệ pháp luật là hiện tượng pháp lý luôn gắn liền với chủ thể. Trong bất cứ loại quan hệ pháp luật nào thì chủ thể cũng là yếu tố quyết định trạng thái vận động, liên kết giữa các bộ phận hợp thành quan hệ đó.

Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật được Nhà nước thừa nhận có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật đó. Từ đây ta có thể đi đến một cách định nghĩa khái quát nhất, cơ bản nhất của chủ thể quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình: đó là những cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình, được Nhà nước thừa nhận có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật đó.

Một trong những đặc thù cơ bản của quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình là ở chỗ chủ thể của nó chỉ là cá nhân. Điều này cũng nhấn mạnh thêm sự khác nhau giữa luật hơn nhân và gia đình và Luật dân sự ( Nếu trong Luật dân sự chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự khơng chỉ là cá nhân mà cịn là pháp nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác, v.v.. và trong nhiều trường hợp, Nhà nước cũng là một chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự nhưng trong quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình thì chủ thể của nó chỉ có thể là cá nhân. Cá nhân muốn trở thành chủ thể quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình, cá nhân đó phải có năng lực pháp luật hơn nhâà gia đình và năng lực hành vi hơn nhân và gia đình.

Năng lực pháp luật hơn nhân và gia đình là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ hơn nhân và gia đình. Trong một số trường hợp, năng lực pháp luật hơn nhân và gia đình phát sinh từ khi sinh ra, trong một số trường hợp khác, năng lực pháp luật hơn nhân và gia đình phát sinh từ lúc cá nhân đạt một độ tuổi nhất định (trong trường hợp này, năng lực pháp luật và năng lực hành vi cùng phát sinh đồng thời).

Năng lực hành vi là khả năng bằng các hành vi của mình (tạo ra) cho bản thân thực hiện những quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình, phát sinh khi đạt một độ tuổi nhất định.

Hai là, nội dung của quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của công dân là cơ sở làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ chủ thể quân hệ pháp luật hơn nhân và gia đình. Các quyền và nghĩa vụ đó là nội dung của quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình.

Các quyền và nghĩa vụ hơn nhân gia đình có thể là về nhân thân và về tài sản. Trong quyền và nghĩa vụ tài sản cịn có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng. Quyền về nhân thân hồn tồn khơng có nội dung kinh tế.

Ví dụ, quan hệ pháp luật về quyền nhân thân giữa vợ và chồng bao gồm các quan hệ nhân thân phi tài sản, là quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về lao động, học tập, hoạt động nghề nghiệp, nó cịn bao hàm cả tình u, sự chung thủy, hịa thuận và kính trọng lẫn nhau, những cư xử đúng đắn và việc dạy bảo con cái,… dựa trên những quy định của Luật hơn nhân và gia đình, các quy tắc tập quán của dân tộc và đạo đức xã hội. Điều 19 Luật hơn nhân và gia đình: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các cơng việc trong gia đình”. Đây là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định hạnh phúc và sự bền vững của gia đình. Cuộc sống vợ chồng tự nhiên và cần thiết phải được xây đắp, duy trì trên cơ sở sự gắn kết giữa tình yêu và trách nhiệm. Việc quy định này nhằm đề cao đạo lý chung và tạo ra ý thức trách nhiệm cho mỗi người trong quan hệ vợ chồng, không thể bằng các biện pháp cưỡng chế hay quyền lực nhà nước mà điều

chỉnh mối quan hệ vốn tế nhị riêng tư này. Từ đó có thể khẳng định, tình nghĩa vợ chồng là dựa trên sự tự nguyện, ý thức và tình cảm cá nhân, hồn tồn khơng có nội dung kinh tế.

Các quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình xuất phát từ sự kiện kết hơn, từ truyền thống hoặc nuôi dưỡng là những sự kiện, trạng thái có tính chất đặc biệt khơng giống như hợp đồng, nghĩa vụ dân sự. Trong quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình thì yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể là một nét đặc trưng và trong rất nhiều trường hợp yếu tố tình cảm đó quyết định xác lập, tồn tại hay chấm dứt quan hệ hơn nhân và gia đình. Do đó, quan hệ nhân thân chiểm một vị trí hàng đầu trong tồn bộ hệ thống pháp luật và gia đình, chiếm ưu thế trong đó.

Quyền và nghĩa vụ tài sản có đặc điểm là nó gắn liền với nhân thân của con người nhất định. Điều 107 Luật hơn nhân và gia đình (2014) quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng. Theo đó: Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cơ, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Điều này có nghĩa là

Quyền và nghĩa vụ hơn nhân và gia đình khơng thể chuyển nhượng cho người khác. Ví dụ khơng thể nhượng quyền nhận tiền cấp dưỡng cho người khác, không thể nhường nghĩa vụ giáo dục con cái cho người khác.

Việc quy định quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong Luật hơn nhân và gia đình đóng vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ khác trong gia đình, là cơ sở pháp lý để thực hiện chức năng kin tế và đáp ứng nhu cầu vật chất của các thành viên trong gia đình. Đây cũng là điều kiện để Nhà nước quản lý xã hội, bảo đảm mục tiêu xây dựng và phát triển xã hội văn minh, vững mạnh.

Ba là, khách thể của quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình.

Khách thể là những yếu tố tạo nên đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình. Khác với các quan hệ pháp luật khác, nếu như khách thể của quan hệ pháp luật dân sự có thể là đối tượng của thể giới vật chất cũng như giá trị tinh thần hay khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì khách thể của quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình có thể là lợi ích nhân thân (họ tên, ngành nghề, việc làm…); các hành vi (mọi hoạt động để quản lý tài sản chung của vợ chồng, mọi việc làm thể hiện sự chăm sóc đối với cha mẹ…) và các vật (đồ vật trong khối tài sản chung của vợ chồng hoặc có thể dưới hình thức một số tiền nào đó như tiền cấp dưỡng).

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w