Nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 28 - 29)

Một là, bảo đảm sự thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc, không chấp nhận những đặc quyền và biệt lệ vô nguyên tắc.

Pháp chế thống nhất nghĩa là trên quy mơ tồn quốc chỉ có một nền pháp chế duy nhất, khơng có và khơng thể có pháp chế của địa phương này hay địa phương khác. Đây là nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho hệ thống đó phát triển ngày càng hồn thiện, làm cơ sở củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Hai là, bảo đảm hiệu lực pháp lý cao nhất của Hiến pháp.

Đây là nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho hệ thống đó phát triển và ngày càng hồn chỉnh, làm cơ sở củng cố và tăng cường pháp chế. Trong hệ thống pháp luật, các văn bản pháp luật tồn tại trong mối quan hệ phụ thuộc và quy định lẫn nhau. Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất; những văn bản khác, kể cả văn bản luật, đều phụ thuộc vào hiệu lực của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở Hiến pháp và nhằm cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp.

Ba là, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật là nguyên tắc bắt buộc chung đối với mọi chủ thể khơng có ngoại lệ.

Một trong những đặc điểm của pháp luật là tính bắt buộc chung đối với mọi chủ thể, khơng có ngoại lệ. Pháp luật phải được triệt để tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh, không cho phép một ngành, một cơ quan, hoặc một cá nhân nào đó tự cho phép mình khơng thực hiện những quy định của pháp luật khi mà những quy định đó đàng cịn có hiệu lực, chưa bị sửa đổi hoặc chưa bị bãi bỏ. Sự tuân theo và chấp hành đó là vơ điều kiện.

Bốn là, mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh khơng có ngoại lệ.

Nguyên tắc này đòi hỏi mọi vi phạm pháp luật nhất thiết phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh. Ở đây, điều quan trọng là phải phát hiện được mọi hành vi vi phạm pháp luật để xử lý công minh theo pháp luật. Kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện lợi dụng chức quyền để vi phạm pháp luật hoặc dung túng bao che cho những hành vi phạm pháp. Nếu những hành vi phạm pháp khơng bị xử lý, thì đó chính là sự bng lỏng tạo tiền đề cho những hành vi phạm pháp tiếp theo. Hơn nữa

nó cịn gây lên tâm lý coi thường pháp luật, gây tổn hại cho pháp chế và trật tự pháp luật. Nhà nước có nhiệm vụ khuyến khích, bảo vệ những người trung thực, thẳng thắn đấu tranh bảo vệ chân lý.

Năm là, bảo đảm và bảo vệ quyền và tự do của con người và công dân theo quy định của pháp luật.

Vấn đề bảo đảm và bảo vệ quyền và tự do của con người và công dân là một trong những mục tiêu quan trọng. Những quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp năm 2013 có riêng một chế định quy định về quyền con người và quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Chế định cũng quy định cơ chế bảo đảm và bảo vệ các quyền này. Vấn đề đặt ra là các quyền này phải được thực hiện một cách nghiêm minh và mọi vi phạm đến các quyền đó đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đây vừa là yêu cầu, vừa là nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w