Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 108 - 109)

C. CÂU HỎI ÔN TẬP

LUẬT LAO ĐỘNG

4.2.1.2. Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động

Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động là các bên tham gia quan hệ pháp luật lao động gồm người lao động và người sử dụng lao động

Trước hết là người lao động. Công dân là chủ thể của quan hệ pháp luật lao

động. Tuy nhiên, khơng phải mọi cơng dân đều có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật lao động với tư cách là người lao động. Muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật lao động, công dân hoặc cá nhân ấy phải thỏa mãn những điều kiện nhất định do pháp luật quy định, những điều kiện ấy trong khoa học pháp lý gọi là năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động.

Năng lực pháp luật lao động của công dân là khả năng mà pháp luật quy định

hay ghi nhận cho cơng dân quyền có việc làm, được làm việc, được hưởng quyền, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ của người lao động. Các quy định này có thể trở thành thực tế hay khơng lại phụ thuộc vào khả năng của mỗi công dân ( hay năng lực hành vi của họ).

Năng lực hành vi lao động của cơng dân là khả năng bằng chính hành vi của

mình họ tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật lao động, tự hoàn thành mọi nhiệm vụ, tạo ra và thực hiện quyền, hưởng mọi quyền lợi của người lao động.

Năng lực hành vi lao động được thể hiện trên hai yếu tố có tính chất điều kiện là

thể lực và trí lực. Thể lực chính là sức khỏe bình thường của người lao động để thực

hiện được cơng việc nhất định. Trí lực là khả năng nhận thức đối với hành vi lao động mà họ thực hiện và với mục đích cơng việc họ làm. Do đó, muốn có năng lực hành vi lao động, con người phải trải qua thời gian phát triển cơ thể (tức là đạt đến một độ tuổi nhất định) và có q trình tích lũy kiến thức và kỹ năng lao động (phải được học tập và rèn luyện, v.v..)

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp: người từ đủ 18 tuổi trở lên; Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó; Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

Bên cạnh người lao động là cơng dân Việt nam, những người nước ngồi bao gồm cả người khơng có quốc tịch có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật lao động nhưng họ phải đáp ứng một số quy định riêng do Luật lao động quy định như: độ tuổi, giấy phép lao động, lĩnh vực ngành nghề được tham gia.

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w