- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ,
4.2.7.1. Nội quy lao động của doanh nghiệp
Nội quy lao động là bản quy định do người sử dụng lao động ban hành, gồm
những quy tắc xử sự riêng biệt cho từng loại lao động hoặc khu vực sản xuất; các hành vi được coi là vi phạm kỉ luật lao động và các biện pháp xử lí đối với những người có hành vi vi phạm lỉ luật lao động
Về chủ thể ban hành, chủ thể có thẩm quyền ban hành nội quy lao động là người
sử dụng lao động. Mục đích của việc ban hành này là nhằm để người sử dụng lao động tự thiết lập và duy trì kỷ luật lao động trong đơn vị hướng đến mục đích nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình lao động sản xuất, kinh doanh. Việc trao quyền ban hành nội quy lao động cho người sử dụng lao động chính là sự hiện thực hóa quyền tự chủ trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lao động của người sử dụng lao động.
Phạm vi áp dụng và hình thức của nội quy lao động
Tất cả các đơn vị sử dụng lao động đều có quyền ban hành nội quy lao động làm cơ sở cho việc quản lí lao động trong đơn vị mình và làm cơ sở cho việc xử lí kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
Các doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản. Như vậy, ở những đơn vị sử dụng dưới 10 người lao động (số lao động sử dụng ít, các hộ gia đình…) thì khơng nhất thiết phải có nội quy lao động. Ở những đơn vị này, kỷ luật lao động được thể hiện thông qua những yêu cầu, mệnh lệnh hợp pháp của người sử dụng lao động trên cơ sở quy định của pháp luật.
Trong khi đó, ở những đơn vị sử dụng từ 10 người lao động trở lên (số lao động sử dụng tương đối nhiều, chủ yếu trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức), người sử dụng lao động phải ban hành văn bản để làm cơ sở ràng buộc người lao động trong việc thực hiện các nghĩa vụ lao động, đồng thời sử dụng những quy tắc làm việc chung cho nhiều người lao động này một cách lâu dài. Điều đó khơng chỉ thể hiện sự phù hợp với thực tiễn sử dụng lao động ở Việt Nam, mà còn thể hiện sự phù hợp với pháp luật lao động của nhiều nước trên thế giới
Nội quy lao động phải bằng văn bản. Vì, cũng như thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động là nguồn bổ sung của luật lao động, chứa đựng các quy phạm bắt buộc người lao động trong đơn vị phải tuân theo, là căn cứ để người sử dụng lao động thiết lập, duy trì và xử lý kỷ luật lao động.
Nội quy lao động có các nội dung chủ yếu sau: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trật tự trong doanh nghiệp: phạm vu làm việc, đi lại giao tiếp, giữ gìn trật tự chung; An tồn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc; Bảo vệ tài sản, bí mật cơng
nghệ, kinh doanh của đơn vị; Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lí kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
Quy định như vậy se giúp đơn vị sử dụng lao động có cơ sở ban hành nội quy lao động theo các nội dung thống nhất, đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị. Ví dụ, nội dung về “Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi”, người sử dụng lao động có thể quy định các vấn đề như: thời giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, trong 1 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ ngắn ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hàng tuần; nghỉ hàng năm; nghỉ về việc riêng; nghỉ khơng hưởng lương
Ngồi những nội dung chủ yếu mà Bộ luật lao động quy định, người sử dụng lao động có thể quy định thêm trong nội quy lao động những nội dung khác như chế độ khen thưởng do chấp hành đúng nội quy, những trường hợp miễn trừ kỷ luật, miễn giảm trách nhiệm vật chất… Hoặc có thể tách một nội dung nào đó thành bản quy tắc riêng áp dụng cho một hoặc một số bộ phận trong đơn vị. Hoặc người sử dụng lao động có thể xây dựng những bản nội quy lao động riêng áp dụng cho một hoặc một số bộ phận trong đơn vị. Tuy nhiên, dù nội quy lao động chỉ bao gồm các điều khoản chủ yếu hay bổ sung thêm các điều khoản khác, thì người sử dụng lao động phải bảo đảm rằng các nội dung của nội quy lao động không được trái với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thủ tục ban hành, sửa đổi nội quy lao động. Trước hết người sử dụng lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị để xây dựng dự thảo bản nội quy lao động. Sau đó, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức cơng đồn cơ sở về các nội dung này, trường hợp đơn vị khơng hoặc chưa có tổ chức cơng đồn cơ sở thì người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức cơng đồn cấp trên trực tiếp. Đây là quy định mới được bổ sung nhằm tăng cường vai trò của tổ chức cơng đồn kể cả những nơi chưa có cơng đồn cơ sở trong việc tham gia với người sử dụng lao động khi ban hành nội quy lao động và bảo đảm sự phù hợp với pháp luật về cơng đồn.
Việc tham khảo ý kiến này được coi là thủ tục có tính chất bắt buộc nhằm để tổ chức công đồn bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động, đồng thời ngăn ngừa kịp thời hành vi vi phạm pháp luật do người sử dụng lao động lạm quyền. Sau khi tiến hành hoàn thiện nội quy lao động, người sử dụng lao động ký quyết định ban hành nội quy lao động. Trường hợp do có những vấn đề phát sinh hoặc trong trường hợp cần thiết, cần sửa đổi, bổ sung nội quy lao động thì người sử dụng lao động có thể ban hành nội quy lao động mới thay thế nội quy lao động cũ hoặc ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung nội quy lao động.
Đăng ký nội quy lao động
Thẩm quyền thuộc về Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc ban quản lí khu công nghiệp theo ủy quyền của sở lao động- thương binh và xã hội. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động,
người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.
Hiệu lực của nội quy lao động. Nội quy lao động có hiệu lực từ thời điểm được
đăng kí hoặc từ ngày hết hạn thơng báo đăng kí mà cơ quan có thẩm quyền đăng kí nội quy khơng có thơng báo. Sau khi có hiệu lực, nội quy lao động phải được người sử dụng lao động thông báo, phổ biến đến từng người lao động trong đơn vị. Những nội dung chính trong nội quy lao động phải được niêm yết tại phòng làm việc,phòng tuyển dụng lao động và những nơi cần thiết khác trong đơn vị.