Điều kiện kết hôn

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 64 - 66)

C. CÂU HỎI ÔN TẬP

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

5.2.1.1. Điều kiện kết hôn

Theo quy định tại Điều 8 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 thì Nam, nữ kết hơn với nhau phải tuân theo 04 điều kiện sau đây:

Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Trước đây Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đều quy định độ tuổi kết hôn là “Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18

tuổi trở lên” được hiểu là nam bắt đầu bước sang tuổi 20, nữ bắt đầu bước sang tuổi 18 đã đủ điều kiện kết hơn. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung thêm từ “đủ” vào độ tuổi, có nghĩa nam phải trịn 20 tuổi khơng thiếu 01 ngày, nữ phải trịn 18 tuổi khơng thiếu 01 ngày mới đủ tuổi kết hôn.

Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. Quy định này nhằm đề cao tính

độc lập về suy nghĩ và sự tự nguyện, chủ động quyết định dựa trên tình cảm, tình yêu của mỗi bên nam, nữ khi kết hôn. Đây cũng là đặc điểm quan trọng của chế độ hôn nhân tiến bộ, khác với chế độ hôn nhân cổ hủ thời phong kiến với quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, ép buộc một bên hoặc cả 02 bên nam nữ phải kết hơn trái với ý chí, nguyện vọng, tình cảm của mình.

Không bị mất năng lực hành vi dân sự. Năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân trong việc nhận thức, điều khiển hành vi của mình xác lập quyền, thực hiện nghĩa vụ dân sự với cá nhân, tổ chức khác.

Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Nếu người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn với người khác se không đạt được mục tiêu xây dựng được gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; se ảnh hưởng đến khả năng quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người bạn đời của mình cũng như các thành viên khác trong gia đình. Chưa kể người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hơn với người khác có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản hoặc tạo ra các thế hệ cũng bị mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau: Một là, kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

Hai là, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hơn;

Ba là, người đang có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng

với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Bốn là, kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu

về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Nhà nước không thừa nhận hơn nhân giữa những người cùng giới tính. Khoản 5 Điều 10 của Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định cấm kết hôn “giữa những

người cùng giới tính” cịn khoản 2 Điều 8 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy

định “Nhà nước khơng thừa nhận hơn nhân giữa những người cùng giới tính”. Quy định như vậy có nghĩa là Nhà nước se khơng cơng nhận mối quan hệ hôn nhân của những người cùng giới tính là hợp pháp, khơng chấp nhận cho họ làm thủ tục đăng ký kết hơn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Những người cùng giới có thể làm lễ cưới, thực hiện các nghi thức kết hơn như những cặp đơi nam nữ bình thường khác tuy nhiên pháp luật lại không công nhận mối quan hệ của họ là hôn nhân hợp pháp, việc họ ăn ở chung với nhau không làm phát sinh quyền, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm như vợ chồng hợp pháp có đăng ký kết hơn.

Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hơn.

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w