TRÁCH NHIỆM CỦA CƠNG DÂN TRONG PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 161)

- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ,

LUẬT PHÒN G CHỐNG THAM NHŨNG

6.4. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠNG DÂN TRONG PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG

giao và hợp tác quốc tế của Việt Nam với các nước trên thế giới.

6.4. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠNG DÂN TRONG PHỊNG, CHỐNG THAMNHŨNG NHŨNG

6.4. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠNG DÂN TRONG PHỊNG, CHỐNG THAMNHŨNG NHŨNG

Một là, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Hai là, lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng.

Đối với mỗi cơng dân, ngồi việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phịng, chống tham nhũng, thì cịn phải có thái độ phê phán, lên án mạnh me hành vi tham nhũng. Bằng hành động cụ thể của mình, trong cơng việc cũng như trong cuộc sống khi phát hiện hành vi tham nhũng, cơng dân cần chủ động nhắc nhở, phê bình lên án, tố cáo người có hành vi tham nhũng, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi tham nhũng. Việc phê phán, lên án có tác dụng cảnh báo đồng thời tạo dư luận phản ứng mạnh me của cộng đồng đối với hành vi tham nhũng từ đó răn đe người có hành vi tham nhũng.

Ba là, phát hiện tố cáo hành vi tham nhũng.

Việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng của công dân được thực hiện dưới hai hình thức: Phản ánh với Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà mình là thành viên về hành vi tham nhũng. Điều 26 Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định: “Nhân dân ở xã, phường, thị trấn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình có quyền: a) Phản ánh với Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn hoặc ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước nơi mình cư trú hoặc làm việc; b) Phản ánh với tổ chức mà mình là thành viên”.

Tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Hình thức này thường được thực hiện trong trường hợp người tố cáo không phải là thành viên cơ quan tổ chức (có hành vi, vụ việc tham nhũng). Trong công việc liên quan hoặc do thu thập tin tức, tài liệu từ nhiều nguồn tin khác nhau mà biết được hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng, thì cơng dân có quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ tố cáo hành vi, vụ việc tham nhũng đó với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xử lý theo pháp luật. Cơng dân phải chịu trách nhiệm về tính “khách quan”, “trung thực” của thơng tin đã phản ánh, tố cáo và hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời tố cáo của mình. Cơng dân khơng được lợi dụng quyền tự do dân chủ để tố cáo sai sự thật. Trường hợp công dân bịa đặt và tố cáo người khác là tham nhũng nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại cho quyền lợi của người bị tố cáo thì tuỳ theo tính chất, mực độ nguy hiểm của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống.

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 161)