- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ,
LUẬT PHÒN G CHỐNG THAM NHŨNG
6.3.1.3. Những hạn chế trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
Một là, hạn chế trong việc khuyến khích tố giác hành vi tham nhũng
Tham nhũng là hành vi do các cán bộ, cơng chức thực hiện. Do đó, việc phát hiện các hành vi tham nhũng rất khó khăn. Chúng ta chưa có một cơ chế khuyến khích có hiệu quả việc tố cáo, tố giác hành vi tham nhũng, đặc biệt là cơ chế bảo vệ quyền lợi cho những người tố cáo hành vi tham nhũng. Thông thường, những người tố cáo hành vi tham nhũng là những nhân viên hoặc cấp dưới của người có hành vi tham nhũng. Vì vậy rất nhiều trường hợp cán bộ, công chức, viên chức biết rõ hành vi tham nhũng của cấp trên nhưng khơng dám tố cáo vì sợ bị trù dập, sợ bị trả thù. Luật phòng, chống tham nhũng đã quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức khi phát hiện dấu hiệu tham nhũng phải báo cáo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp. Tuy vậy, luật chưa quy định cụ thể trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp trong việc bảo vệ cũng như giữ bí mật danh tính người tố cáo hành vi tham nhũng. Tuy nhiên luật lại không quy định cụ thể cơ chế xử lý đối với các hành vi vi phạm thuộc loại này. Mặt khác, luật cũng không quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp khi có hành vi bao che cho hành vi tham nhũng của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị của cán bộ, công chức, viên chức đã tố cáo hành vi tham nhũng của thủ trưởng mình. Trong những trường hợp này, nhiều khả năng người đã tố cáo hành vi tham nhũng se bị thủ trưởng cơ quan, tổ chức hay đơn vị trù dập. Điều đó làm cho nhiều cán bộ, cơng chức, viên chức không dám tố cáo các hành vi tham nhũng.
Hai là, hạn chế trong hoạt động của các cơ quan phát hiện tham nhũng.
Các cơ quan, tổ chức có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán chưa phát huy hết vai trị trách nhiệm, quyền hạn của mình trong việc phát hiện tham nhũng. Hệ thống tổ chức, phương thức thanh tra, kiểm tra, giám sát còn chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu và sự phát triển đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội cũng như các hành vi tham nhũng. Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng cũng như trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị. Đặc biệt có một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hoá về phẩm chất, nhân cách, đạo đức đã lợi dụng chức vụ, nhiệm vụ được giao để đòi hỏi hoặc nhận hối lộ, bỏ qua các sai sót của các doanh nghiệp, đơn vị.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát dựa trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất của quyền lực Nhà nước từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Tuy nhiên do cơ chế tổ chức của nền hành chính hiện nay nên các tổ chức Thanh tra Nhà nước ở các cấp, các ngành gần như lệ thuộc hoàn toàn vào cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp. Vì vậy, Thanh tra Nhà nước chưa thực sự độc lập trong hoạt động. Điều này đã hạn chế đáng kể nhiệm vụ của thanh tra là phát hiện tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán đối với các cơ quan Nhà nước để phát hiện tham nhũng còn chưa được tiến hành thường xuyên và toàn diện dẫn đến hiệu quả của việc phát hiện tham nhũng còn hạn chế. Hoạt động của các cơ quan kiểm tốn vẫn cịn nhiều hạn chế trong việc phát hiện kịp thời hành vi tham nhũng.
Ba là, hạn chế trong hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự.
Công tác điều tra khám phá các vụ án tham nhũng vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ phát hiện các vụ án tham nhũng theo đánh giá của các chuyên gia là chưa cao. Vẫn còn hiện tượng bỏ lọt tội phạm, chuyển từ xử lý hình sự sang xử lý hành chính hay xử lý kỷ luật. Việc xử lý các vụ án tham nhũng cịn có những biểu hiện thiếu quyết tâm, ngại xử lý. Q trình giải quyết vụ án cịn chậm, gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng nhưng hoạt động điều tra, truy tố và xét xử kéo dài, hiệu quả xử lý còn thấp; một số trường hợp bỏ lọt các hành vi tham nhũng. Mức án dành cho những người có hành vi tham nhũng cón q nhẹ chưa đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung trong xã hội.
Bốn là, hạn chế trong hoạt động của các cơ quan truyền thơng.
Thời gian qua báo chí đã phát hiện và cung cấp thông tin giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện được nhiều vụ án tham nhũng. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động này cịn rất khiêm tốn. Truyền thơng, báo chí nước ta hiện mới chỉ tập trung thực hiện
nhiệm vụ giám sát và đưa tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng chứ chưa thực hiện việc điều tra về các vụ việc, các hành vi và các cá nhân tham nhũng. Hơn nữa thời lượng và các chuyên mục của truyền thông dành cho việc chống tham nhũng cịn q ít, chưa tạo ra được một dư luận rộng rãi để tăng cường hiệu quả tối đa hoạt động phòng, chống tham nhũng. Đây là một hạn chế của báo chí và truyền thơng nước ta hiện nay.
Năm là, hạn chế trong việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tham nhũng.
Chính sự nể nang, né tránh, bao che, dung túng cho tham nhũng của những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã làm cho tình hình tham nhũng thêm trầm trọng. Hành vi tham nhũng không những không bị trừng trị mà cịn được bao che dung túng. Điều đó đã kích thích làm gia tăng nhanh chóng tệ nạn này. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương giải pháp về phòng, chống tham nhũng ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn cịn tiến hành một cách hình thức, chưa chú trọng nội dung, đặc biệt là những vấn đề như kê khai tài sản và minh bạch hoá các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Hầu hết các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa xây dựng được các kế hoạch phòng chống tham nhũng làm cơ sở triển khai các hoạt động phòng, chống tham nhũng. Chúng ta chưa huy động được sức mạnh của tất cả các cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị vào hoạt động phòng, chống tham nhũng. Hiện nay vẫn còn thiếu một cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong hoạt động phòng, chống tham nhũng. Điều này làm giảm hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng đồng thời làm cho hành vi tham nhũng phát sinh mà không bị ngăn chặn.