- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ,
LUẬT PHÒN G CHỐNG THAM NHŨNG
6.3.1.1. Những hạn chế trong chính sách, pháp luật
Một là, hạn chế về pháp luật
Sự thiếu hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Trong hệ thống pháp luật nước ta, vẫn còn rất nhiều lĩnh vực đời sống xã hội chưa được luật hoá tạo sơ hở cho các hành
vi vi phạm pháp luật trong đó có hành vi tham nhũng gia tăng. Những “khoảng trống” trong hệ thống pháp luật trước hết phải kể đến là vấn đề tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề này vẫn chưa được hệ thống pháp luật nước ta điều chỉnh nên đã tạo ra nhiều bất cập trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Mặt khác, chúng ta vẫn chưa xây dựng được Luật bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm. Ngồi ra cịn một số lĩnh vực khác chưa được hệ thống pháp luật nước ta điều chỉnh như lĩnh vực chống độc quyền, lĩnh vực quản lý tài sản công... Những sự thiếu hụt này đã tạo ra những ke hở cho tham nhũng gia tăng.
Sự chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật. Sự mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật còn thể hiện ở chỗ, trong khi tội nhận hối lộ được quy định là tội phạm về tham nhũng thì tội đưa hội lộ và tội làm môi giới hối lộ lại không được quy định là các tội phạm về tham nhũng. Khoản 2 Điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng (2018) quy định: “Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản; b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi”.
Như vậy rõ ràng giữa Bộ luật hình sự và Luật phịng, chống tham nhũng có sự khơng thống nhất. Có thể thấy rằng, đưa và nhận hối lộ là hai mặt gắn bó mật thiết với nhau. Có hành vi đưa (đề xuất, hứa hẹn) thì mới có hành vi nhận và ngược lại, có hành vi nhận (địi, được hứa) thì mới có hành vi đưa. Hơn nữa, cả hành vi đưa và nhận hối lộ đều xâm hại nghiêm trọng hoạt động khách quan, vô tư, trung thực, không thiên vị, không vụ lợi của các cán bộ, cơng chức và từ đó xâm hại hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Hành vi làm mối giới hối lộ cũng khơng nằm ngồi phạm vi này. Hành vi môi giới hối lộ đã thúc đẩy việc đưa và nhận hối lộ. Pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới đều quy định đưa hối lộ là hành vi tham nhũng và tội phạm về tham nhũng. Việc chúng ta không quy định đưa hối lộ và môi giới hối lộ là các tội phạm về tham nhũng là chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tham nhũng.
Sự bất cập, thiếu minh bạch và kém khả thi trong nhiều quy định của pháp luật. Nhiều quy định của pháp luật, nhất là các quy định trong quản lý tài chính, đất đai, nhà cửa, xây dựn, đấu thầu, cạnh tranh, cấp phát vốn đầu tư, cổ phần hố... cịn nhiều bất cập, chưa rõ ràng, chưa công khai, minh bạch. Đây là ke hở để nhiều người áp dụng pháp luật tìm cách sách nhiễu, gây khó khăn để địi hối lộ. Thêm vào đó, nhiều văn bản luật đã ban hành từ lâu nhưng thiếu các văn bản hướng dẫn khiến cho việc áp dụng trên thực tế khơng thống nhất, tạo ra sự tuỳ tiện. Điều đó dễ làm phát sinh các hành vi tiêu cực, lợi dụng các ke hở trong các quy định của pháp luật để làm lợi cho một số ít người trong xã hội.
Hai là, hạn chế trong các chính sách của Đảng và Nhà nước.
Các chính sách đến bù, trợ giá, vay ưu đãi, chính sách lãi suất, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, chính sách tái định cư, v.v.. vẫn cịn nhiều hạn chế, chưa rõ ràng, công khai, minh bạch khiến cho những người thuộc đối tượng chính sách khó tiếp xúc với các nguồn hỗ trợ của nhà nước, của xã hội, nếu khơng có sự “mơi giới” của người khác. Đây chính là các rào cản mà muốn vượt qua, các đối tượng cần phải có những “thoả thuận”, “chi phí” nhất định. Hơn nữa, nhiều cán bộ, công chức, viên chức đã lợi dụng các chính sách này đề phục vụ cho các lợi ích của bản thân và gia đình... Bên cạnh đó, chính sách tiền lương khơng đủ đảm bảo đời sống của cán bộ, công chức cũng là một nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tệ tham nhũng.