Nội dung của quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 86 - 87)

C. CÂU HỎI ÔN TẬP

B. NỘI DUNG 3.1 KHÁI NIỆM, QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

3.2.4. Nội dung của quyền sở hữu

3.2.4.1. Chiếm hữu

Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu. Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật dân sự.

Trong đời sống thường ngày có trường hợp có những người khơng phải là chủ sở hữu tài sản nhưng vẫn có quyền chiếm hữu đối với tài sản đó. Vì vậy mà chúng ta cần xem xét đến hai loại chiếm hữu sau đây:

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp:

Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ qn, bị chơn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan; Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan; Trường hợp khác do pháp luật quy định, như: chiếm hữu trên cơ sở một mệnh lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc pháp luật quy định có quyền chiếm hữu vật.

Chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu của một người đối với

một tài sản không dựa trên những cơ sở của pháp luật. Chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật thường xảy ra hai khả năng:

Chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật theo quy định nhưng không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là khơng có căn cứ pháp luật, như mua phải của gian mà không biết người bán không phải là chủ sở hữu, không được chủ sở hữu ủy quyền mà vẫn chuyển dịch tài sản, v.v..

Chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật khơng ngay tình là người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật biết đó là chiếm hữu bất hợp pháp hoặc tuy không biết nhưng cần phải biết rằng người chuyển dịch tài sản cho mình là người khơng có quyền chuyển dịch, hoặc buộc phải biết tài sản đó bị cấm chuyển dịch, như: người mua biết là của gian nhưng vẫn mua vì giá rẻ, v.v..

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 86 - 87)