PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1 Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 26 - 27)

1.8.1. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế là một trong những phạm trù cơ bản của Học thuyết Mác- Lênin về nhà nước và pháp luật. Pháp chế khơng chỉ có ý nghĩa lý luận mà cịn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Ở Việt Nam hiện nay, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo đảm không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân thì pháp chế đóng vai trị quan trọng trong bảo vệ chế độ xã hội, chế độ nhà nước, đảm bảo các mục đích của sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội

Pháp chế có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Từ điển ngôn ngữ của Hồng Phê: Pháp chế là chế độ chính trị của một nước trong đó việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội đều căn cứ vào luật. Một quan niệm khác cho rằng, Pháp chế được hiểu theo nhiều nghĩa:

1. Thể chế pháp luật được xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội từ trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước đến thiết chế, quan hệ xã hội, hoạt động, sinh hoạt của mọi chủ thể pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo nghĩa này, có thể phân biệt pháp luật và pháp chế một cách rõ ràng, bởi pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định, cịn pháp chế là tình trạng xã hội khi pháp luật được các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, cũng do đó có thể nói đến đời sống của pháp chế, tình trạng pháp chế của một nước.

2. Toàn bộ hệ thống pháp luật và đời sống thực tiễn pháp luật. Theo nghĩa này, pháp chế bao gồm hệ thống pháp luật và việc thực hiện pháp luật trong đời sống.

3. Thành tố ghép xác định tính chất mối quan hệ với pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm công tác tư vấn, xây dựng, thẩm tra, tuyên truyền, thi hành pháp luật như Ban Pháp chế, Vụ Pháp chế, v.v..

Theo Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Đại học Luật Hà Nội: Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trong và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.

Từ các quan niệm khác nhau nêu trên, có thể đưa ra khái niệm pháp chế như sau:

Pháp chế là một phạm trù pháp lý phản ánh một chế độ chính trị - xã hội, trong đó đòi hỏi mọi chủ thể trong xã hội phải tôn trọng, thực hiện đúng, nghiêm chỉnh pháp luật trong hoạt động của mình và mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định của pháp luật khơng có ngoại lệ.

Như vậy, một xã hội muốn có pháp chế phải bảo đảm hai điều kiện. Điều kiện cần là xã hội đó phải có hệ thống pháp luật. Pháp luật được coi là tiền đề của pháp chế. Điều kiện thứ hai là hệ thống pháp luật đó phải được mọi chủ thể trong xã hội tôn trọng, thực hiện đúng và nghiêm chỉnh.

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w