C. CÂU HỎI ÔN TẬP
B. NỘI DUNG 2.1 LUẬT HÌNH SỰ
2.1.2.1. Khái niệm tội phạm và phân loại tội phạm
Đều 8 Bộ luật hình sự (2015) quy định: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật hình sự thì phải bị xử lý hình sự. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội khơng đáng kể thì khơng phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Như vậy: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
Tính nguy hiểm cho xã hội. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất, quyết định những
dấu hiệu khác của tội phạm. Để đánh giá hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cần xem xét các yếu tố như: Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại; Tính chất của phương pháp, thủ đoạn, công cụ và phương tiện phạm tội; Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho quan hệ xã hội bị xâm hại; Tính chất mức độ lỗi; Động cơ mục đích của người có hành vi phạm tội; Nhận thức của người có hành vi phạm tội.
Tính có lỗi của tội phạm. Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi
nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dạng cố ý hoặc vơ ý. Người bị coi là có lỗi khi người đó thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội nếu hành vi ấy là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điệu kiện quyết định thực hiện xử sự khác phù hợp với địi hỏi của xã hội.
Tính trái pháp luật. Một hành vi được coi là phạm tội khi hành vi đó phải được
quy định trong luật hình sự.
Tính chịu hình phạt. Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe doạ có thể phải
chịu biện pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt.
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.