Thứ nhất, pháp chế xã hội chủ nghĩa được quy định bởi pháp luật xã hội chủ
nghĩa. Vì vậy, để có pháp chế xã hội chủ nghĩa, địi hỏi Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải ban hành được hệ thống pháp luật đầy đủ, hồn chỉnh. Trong đó u cầu hàng đầu là bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, pháp luật. Hiến pháp và pháp luật là sự kết tinh quyền lực của Quốc hội phải giữ vị trí thượng tôn trong hệ thống pháp luật và cả trong hoạt động của các chủ thể pháp luật. Pháp chế xã hội chủ nghĩa không tồn tại theo vùng, theo đơn vị hành chính lãnh thổ hoặc pháp chế trong vùng, pháp chế địa phương. Pháp chế xã hội chủ nghĩa chỉ có một, pháp chế là thống nhất, thể hiện quyền lực nhà nước là thống nhất.
Thứ hai, pháp chế xã hội chủ nghĩa yêu cầu các chủ thể pháp luật phải tôn trọng,
tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Tuy nhiên, đối với mỗi loại chủ thể khác nhau, pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng đặt ra u cầu khơng hồn tồn như nhau:
Đối với cơ quan nhà nước, pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi sự chấp hành
nghiêm chỉnh Hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật khác, đó là sự thể hiện trực tiếp thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan và quy chế công chức đối với từng nhân viên.
Đối với các tổ chức xã hội, yêu cầu mà pháp chế xã hội chủ nghĩa đặt ra là mỗi tổ
chức xã hội, phù hợp với tơn chỉ, mục đích khi thành lập thường đều có chính cương, điều lệ, nội quy và khi được nhà nước phê chuẩn, công nhận đều tổ chức và hoạt động theo các văn bản đó. Nhà nước, xã hội khơng những khơng can thiệp, hồn tồn tơn trọng tổ chức, hoạt động mà cịn khuyến khích, cổ vũ họ phát huy đầy đủ vai trị, tác dụng của mình trong đời sống đất nước, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tham gia quản lý nhà nước. Yêu cầu đặt ra từ pháp chế xã hội chủ nghĩa đối với từng tổ chức xã hội là hoạt động theo đúng điều lệ và duy trì trong khn khổ của Hiến pháp, pháp luật. Mọi hành động “vượt rào” từ phía các tổ chức xã hội đều là sự vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, không những không được hoan nghênh mà cịn có thể bị xử lý nghiêm khắc.
Đối với các cơng dân, yêu cầu đặt ra là mỗi cá nhân – cơng dân là thành viên
bình đẳng của một cộng đồng, nhân dân đang làm chủ xã hội bằng nhà nước, bằng pháp luật. Khi pháp chế trở thành nguyên tắc chỉ đạo, quán xuyến mọi mặt đời sống xã hội thì mỗi cá nhân – thành viên của cộng đồng phải lấy pháp chế làm nguyên tắc chỉ đạo tồn bộ ứng xử của mình. Mỗi cá nhân – cơng dân, thành viên bình đẳng của cộng đồng làm chủ xã hội được hưởng, sử dụng các quyền công dân rộng rãi, các quyền con người chân chính: các quyền tự do, dân chủ, quyền làm tất cả nhũng gì mà pháp luật khơng cấm. Nhưng địa vị làm chủ không phải chỉ để hưởng quyền mà hưởng quyền thì
phải làm nghĩa vụ: có quyền làm chủ và có nghĩa vụ làm chủ, vì quyền đi liền với nghĩa vụ. Thực hành pháp chế trở thành một tiêu chí khơng thể thiếu của tư ách cơng dân – thành viên bình đẳng của cộng đồng nhân dân làm chủ xã hội.
Như vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa tuy đề ra những yêu cầu có vẻ như khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một. Tất cả các chủ thể của các quan hệ xã hội phải lấy pháp chế làm nguyên tắc chỉ đạo cho mình và từ vị trí của mình trong guồng máy xã hội phải ra sức thực hành pháp chế, gương mẫu chấp hành Hiến pháp, pháp luật, tích cực, thực sự góp phần xây dựng nhà nước.