KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, HÀNH VI THAM NHŨNG 1 Khái niệm tham nhũng

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 141 - 142)

- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ,

LUẬT PHÒN G CHỐNG THAM NHŨNG

6.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, HÀNH VI THAM NHŨNG 1 Khái niệm tham nhũng

6.1.1. Khái niệm tham nhũng

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội, tồn tại tất yếu, khách quan trong xã hội có phân chia giai cấp, có nhà nước, nên tham nhũng là một phạm trù mang tính lịch sử. Tham nhũng tồn tại ở mọi quốc gia, hiện diện trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển.

Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học, “tham nhũng” được hiểu là: “(hành vi) lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức”. Theo Từ điển tiếng việt do Hoàng Phê làm chủ biên, thì: tham nhũng là những hành vi của các cá nhân lợi dụng quyền lực nhà nước, nhũng nhiễu để lấy của cải, vật chất. Còn Liên hợp quốc và một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Tổ chức minh bạch quốc tế thì cho rằng: Tham nhũng là sự lạm dụng chức vụ cơng vì lợi

ích tư.

Theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì “Tham nhũng là

hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”

(khoản 1, điều 3). Trong ngơn ngữ thông thường và ngôn ngữ luật pháp, khái niệm “tham nhũng” có thể được hiểu theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, tham nhũng do những người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó, bao gồm: Cán bộ, cơng chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó.

Những chủ thể nêu trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhằm mục đích thu về các lợi ích vật chất, tinh thần cho mình, cho gia đình hoặc cho cơ quan, đơn vị, tổ chức của mình. Mục đích này được gọi khái quát là “vụ lợi”. Một số hành vi cụ thể, như: nhận

hối lộ; tham ô tài sản; lợi dục chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ để vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để vụ lợi; không thực hiện nhiệm vụ công để vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài chính cơng, tài sản công, v.v..

Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý thực hiện, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và gây ra những hậu quả khơng tốt cho xã hội.

Từ sự phân tích trên, có thể định nghĩa khái quát về tham nhũng như sau: Tham

nhũng là hành vi vi phạm pháp luật do người có chức vụ, quyền hạn cố ý thực hiện, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi và gây ra những hậu quả xấu cho xã hội.

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 141 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w