Khái niệm và đặc điểm

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 107 - 108)

C. CÂU HỎI ÔN TẬP

LUẬT LAO ĐỘNG

4.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm

Quan hệ pháp luật lao động là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng sức lao động của người lao động ở các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các hợp tác xã, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các cơ quan tổ chức nước ngoài ở Việt nam và các gia đình hoặc cá nhân có nhu cầu, được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh.

Quan hệ pháp luật lao động thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động. Khi tham gia quan hệ pháp luật này, người lao động phải hồn thành cơng việc như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, chấp hành nội quy lao động và chịu sự quản lý điều hành của người sử dụng lao động. Ngược lại, người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương và chế độ khác cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động phù hợp với thỏa ước tập thể.

Quan hệ pháp luật lao động có một số đặc điểm sau:

Một là, trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động phải tự mình hồn

thành cơng việc được giao. Tự mình thực hiện cơng việc tức là tự mình thực hiện các hành vi lao động cần thiết để hồn thành cơng việc. Người lao động phải bằng chính hành vi của mình, bằng thao tác của mình để thực hiện cơng việc, khơng được chuyển giao nghĩa vụ đó cho người khác, đặc biệt là người khơng có quan hệ lao động với người sử dụng lao động. Lý do: Về mặt hình thức, người lao động đã cam kết với người sử dụng lao động về việc thực hiện công việc; Về mặt nội dung, người lao động tham gia quan hệ lao động với mục đích bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động. Sức lao động đó chỉ có và tồn tại trong chính bản thân người lao động đó mà khơng thể tồn tại trong bất kỳ người lao động nào khác; Về khía cạnh pháp lí, Bộ luật lao động đã quy định về nghĩa vụ bắt buộc của người lao động. Do đó, thực hiện cơng việc theo hợp đồng lao động đã cam kết là tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật trong lĩnh vực lao động.

Hai là, trong quan hệ pháp luật lao động người sử dụng lao động có quyền tổ

chức, quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình lao động của người lao động. Nội dung của quyền quản lí lao động bao gồm: quyền tuyển chọn, phân công sắp xếp, điều động lao động, giám sát, khen thưởng, xử phạt… đối với người lao động. Người sử dụng lao

động có quyền quản lí đối với người lao động vì: Họ được thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản, Họ được thực hiện hành vi kiểm soát với tư cách người mua sức lao động, Họ được thực hiện quyền năng mà pháp luật trao cho.

Ba là, trong quá trình xác lập, duy trì, chấm dứt quan hệ pháp luật lao động

thường có sự tham gia của đại diện lao động. Sự tham gia của đại diện lao động được thực hiện thông qua nhiều biện pháp, trong đó có những biện pháp gián tiếp ( tham gia vào xây dựng kế hoạch; quy hoạch, chính sách, pháp luật lao động…) và trực tiếp ( giúp đỡ cho người lao động trong quá trình kí kết hợp đồng lao động và bảo vệ người lao đơng trong q trình giải quyết tranh chấp). Sự tham gia của đại diện lao động, đặc biệt là tổ chức cơng đồn có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, với tư cách cá nhân, người lao động khơng có nhiều khả năng đạt được sự bình đẳng thực tế với người sử dụng lao động, cái mà về mặt lí thuyết ln được nhắc đến.

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 107 - 108)