Hình phạt, các loại hình phạt

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 38)

C. CÂU HỎI ÔN TẬP

B. NỘI DUNG 2.1 LUẬT HÌNH SỰ

2.1.3. Hình phạt, các loại hình phạt

2.1.3.1. Khái niệm

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do toà án áp dụng đối với người thực hiện tội phạm theo quy định của luật hình sự, tước bỏ hoặc hạn chế những quyền và lợi ích nhất định của người bị kết án, nhằm mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm

Hình phạt có một số đặc điểm sau:

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Tính nghiêm khắc của hình

phạt thể hiện ở chỗ người bị kết án có thể tước bỏ hoặc hạn chế quyền tự do, quyền về tài sản , về chính trị, thậm chí cả quyền sống. Bên cạnh đó hình phạt cũng để lại hậu quả pháp lý là án tích cho con người bị kết án trong thời gian nhất định theo quy định của pháp luật .

Hình phạt được luật hình sự quy định và do toà án áp dụng. Trong mọi trường

hợp khơng được áp dụng hình phạt đỗi với những hành vi khơng được BLHS quy định là tội phạm và chỉ được áp dụng hệ thống hình phạt được quy định trong luật hình sự. Tồ án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định hình phạt đối với người phạm tội

Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người có hành vi phạm tội. Hình phạt chỉ có

thể được áp dụng đối với người đã thực hịên hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm. Hình phạt khơng thể áp dụng đối với các thành viên trong gia đình cũng như người thân của người phạm tội. Vì vật luật hình sự Việt Nan khơng cho phép việc chấp hành hình phạt thay cho người phạm tội dù đó là sự tự nguyện; Hình phạt tịch thu tài sản cũng chỉ áp dụng đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người thực hiện hành vi phạm tội mà không tịch thu tài sản thuộc quyền sở hữu của các thành viên khác trong gia đình hay những người thân thích của người phạm tội.

Một phần của tài liệu Giao trinh HP phap luat dai cuong (7 2021) (1) (Trang 38)