BÀI HỌC TẠO SỰ KHÁC BIỆT CHO THƯƠNG HIỆU

Một phần của tài liệu 8 Chiến Lược Khởi Nghiệp (Trang 31 - 33)

Ở Việt Nam có lẽ rất ít thương hiệu nổi lên với tính cách nổi loạn và ngẫu hứng. Điều này có thể dễ hiểu vì nền chính trị hay phướng pháp giáo dục rất ư nghiêm chỉnh từ mẫu giáo và đại học, tạo nên tính cách đàng hồng ?. Vì số lượng khách hàng sở hữu tính cách này lớn dẫn đến các thương hiệu hiển nhiên sẽ định hướng theo nó. Tuy nhiên rất ít chọn tính cách nổi loạn và rõ ràng những thương hiệu mang tính cách nổi loạn thường gặp khơng ít sự cản trở từ nhiều hướng và xã hội đặc biệt là tại Việt Nam, tuy nhiên xã hội đã đến lúc phát triển, con người có quyền tự do bọc lộ bản tính trời cho nếu khơng có điều này, có lẽ sẽ khơng có iphone vì Steve Jobs là kẻ nổi loạn trong giới cơng nghệ luôn tạo sự khác biệt với quần Jeans và áo thun đen.

Và bây giờ là câu chuyện sản phẩm:

Học từ thương hiệu nước ngoài, nước ngọt Snapple bắt đầu câu chuyện từ những kẻ nổi loạn, thích nói gì thì nói và rất khiêu khích đến tập trung vào những câu chuyện mang tính đã kích cao về xã hội. Và thương hiệu này thành công vang dội nhờ vào những khách hàng nổi loạn nhất để ra ý tưởng cho sản phẩm và bao bì đóng gói, nhanh chóng đưa ra những sản phẩm kỳ quặc. Hay câu chuyện về xe Harley Davinson, tiếng nổ phải lớn và rầm trời. Ông chủ phải là khệnh khạng, mặc áo da và hút xì gà. Liệu bao nhiêu người trong chúng ta chấp nhận kẻ hàng xóm nổ ống bơ to uỳnh hàng ngày.

Ở Việt Nam rất ít và rất hiếm tuy nhiên thời gian gần đây bắt đầu du nhập các thương hiệu sản phẩm mang tính cách này từ nước ngồi nhưng bản chất tại Việt Nam thì khơng có thương hiệu nào đình đám sở hữu. Vậy những start up chúng ta đang ở đâu mà chưa chạm tay vào phân khúc khách hàng này ? Có thêm một câu chuyện cho bạn suy nghĩ trong hành trình tạo nên sự khác biệt, Hãy chọn sự phân khúc khách hàng là những kẻ nổi loạn, họ cũng có nhu cầu, muốn bức phá và thật sự khác biệt, họ là một nhóm khá dị biệt tuy nhiên nếu bạn phục vụ họ tốt, chi phí PR sẽ rất thấp và hiệu quả sẽ rất cao. Hãy tạo riêng cho họ một dòng sản phẩm để họ thể hiện được tính cách nổi loạn của mình.

Q&A THỰC THI CHIẾN LƯỢC TRONG NỘI BỘ

Trong một buổi chia sẻ về việc thực thi chiến lược thương hiệu trong nội bộ của một tổ chức, sau khi nghe về chuyện xây dựng thương hiệu bằng cảm xúc, một bạn nhân viên thắc mắc:

- Chị ơi em muốn hỏi là nếu trong trường hợp chúng ta làm chưa tốt một điểm nào đó trong việc mang lại lợi ích lý tính cho khách hàng thì có thể làm thật tốt những lợi ích cảm tính để khoả lấp khơng?

- Khơng em ạ. Lý tính là đo đếm được, sờ nắn được, nhìn thấy được…. Trong môi trường cạnh tranh, khi mọi sản phẩm dịch vụ đã tốt đồng đều, hoặc ít khác biệt về mặt lý tính, người ta mới mang đến khác biệt về mặt cảm tính. Hoặc kể cả trong trường hợp thương hiệu tạo được sẵn cảm xúc với khách hàng đi chăng nữa, thì lý tính vẫn là điều bắt buộc phải bảo đảm. Nói cách khác, nếu các bạn thiếu sót một điều gì đó khiến cho thương hiệu rơi rụng bớt một vài lợi ích lý tính, là các bạn tạo ra một sơ hở dễ dàng nhận thấy cho đối thủ tấn công hoặc vượt lên trên các bạn.

Một phần của tài liệu 8 Chiến Lược Khởi Nghiệp (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)