KHẢ THI CỦA MỘT BRAND STRATEGY
1. Dễ hiểu cho các bộ phận triển khai
Nếu chiến lược viết ra chỉ một mình lãnh đạo và một vài giám đốc cao cấp hiểu với nhau thì chiến lược đó chắc chắn sẽ gặp vấn đề. Một chiến lược đúng cần được viết ra với ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu với số đông, nhất là với bộ phận triển khai (truyền thơng, marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng).
2. Tính khả thi triển khai
Chiến lược thương hiệu khơng chỉ nằm ở ý tưởng khác biệt và đột phá. Các ý tưởng này phải dễ triển khai và tương thích với nguồn lực con người, nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Các ông chủ doanh nghiệp cần thực tế và tất nhiên các tay tư vấn đừng quên điều này. Không hiếm trường hợp chiến lược bản thân ý tưởng là đúng đắn nhưng nó khơng hay, đơn giản bởi vì doanh nghiệp khơng có khả năng triển khai khi bắt tay vào thực tế. Và tất nhiên đó là chiến lược chết.
3. Giải quyết vấn đề của kinh doanh, khách hàng, đối thủ hoặc ngành nghề. Đấy là lý do Brand strategy được xem là anh em một nhà với những từ như insight (sự thật ngầm hiểu), competitive strategy (chiến lược canhj tranh) hay business strategy (chiến lược kinh doanh).
Người làm chiến lược tốt ngồi kiến thức chun mơn sâu về thương hiệu, luôn là người hiểu rõ các vấn đề và kinh doanh (chiến lược và mơ hình kinh doanh).
4. Tối ưu hoá nguồn lực doanh nghiệp để trở thành thương hiệu dẫn đầu (về tổng thể hoặc ngách nhất định).
Chiến lược được xây dựng để dành chiến thắng. Khơng có lời nguỵ biện cho mục tiêu này.
5. Tập trung vào khách hàng mục tiêu và đối thủ trực tiếp
Hai đối tượng này là đối tượng tham chiếu và đánh gí tính khả thi của một chiến lược thương hiệu. Từ ý tưởng ban đầu cho đến khi đi vào cuộc sống. Sự dàn trải và tham lam sẽ giết chiết từ trứng nước một chiến lược thương hiệu thiếu tập trung.