"Chiến lược của em nghe có vẻ hay lắm, có vẻ rất đúng. Nhưng chúng ta có đủ tầm thực hiện như vậy khơng? Liệu chúng ta có đủ tiền thực hiện khơng?" Một câu hỏi thật hay. Dù có muốn hay khơng, dù có đủ tiền hay khơng? chúng ta cũng đều PHẢI triển khai marketing, PR bằng cách này hay cách khác, bởi doanh nghiệp khi đã vào guồng chỉ có mỗi 2 chức năng là Quảng bá, Tiếp thị tới khách hàng, có được khách hàng và Đổi mới Sáng tạo để thu hút, giữ chân khách hàng. Chiến lược là để chúng ta đi đúng đường. Cịn để tới đích, chúng ta cần có nhiều hơn nữa những chiến thuật to nhỏ, CUỐN CHIẾU theo từng giai đoạn, bước đi từng bước qua từng viên gạch, né từng mảnh sành cụ thể. Cũng như khi chơi game, ai cũng muốn lên level nhanh, đánh boss nhanh, nhưng trừ khi hack map (quan hệ) và hack tiền (rửa tiền) thì chúng ta mới có đủ tiền để sắm đủ đồ đánh boss ngay; nếu khơng thì bạn chẳng có cách nào khác ngồi việc đánh từng con quái vật nhỏ, nhặt nhạnh từng đồng, từng vũ khí (doanh thu- lợi nhuận) và tái đầu tư, nâng cấp (invest & innovation) trang bị để chiến đấu. Tuy nhiên việc gì cũng có hai mặt, bạn cứ thoải mái hack map, hack tiền và thử tưởng tượng đến lúc nào đó bạn đối mặt với một/ nhiều đối thủ trong một trận chiến không được hack. Chiến thắng chắc chắn sẽ thuộc về người từng đổ máu, thời gian nhiều hơn.
"Chúng ta có chiến lược rồi, có điểm khác biệt USP, có chiến thuật rồi, chúng ta nên bắt đầu thế nào? có nên quảng cáo mạnh mẽ không?
Hỏi rất hay. Việc bắt đầu thế nào phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực của sản phẩm, dịch vụ; phụ thuộc vào vị thế thương hiệu: là một tay chơi mới, hay là một thương hiệu mới từ một kẻ lão làng. Và sau tất cả, phụ thuộc vào ngân sách của chủ đầu tư tại thời điểm đó. Bởi tại từng thời điểm, chưa chắc việc xây dựng thương hiệu đã là bài toán cấp thiết nhất. Bài toán đầu tiên của doanh nghiệp là "tồn tại". Như Chủ tịch Huawei- thương hiệu số 2 trong ngành di động thơng minh nói: "Chỉ cần chúng ta tiếp tục sống, chúng ta chính là người chiến thắng".
Nếu là kẻ lão làng với một thương hiệu mới, khỏi cần nói bạn cũng hiểu rằng nền tảng hệ thống phân phối có sẵn nhiều thứ để một thương hiệu mới đi kèm có thể vận dụng thơng minh cho chiến lược và chiến dịch truyền thơng tích hợp PR, Marketing. Nếu khơng xác định được mục tiêu của trận đánh quảng cáo trước mắt, hoặc xác định khơng đủ ngân sách để thắng, hịa hay đạt được mục đích thì... thà đừng đánh. Đừng chạy chiến dịch quảng cáo cịn hơn, đỡ phí tiền và cơng sức để làm một thứ mà biết rõ rằng người ta sẽ chỉ tạm nhớ tới mình sau 9 tháng, trong khi ngân sách chỉ đủ cho 8 tháng.
Đừng lầm tưởng rằng "Chưa kịp vạch chiến lược, cứ có quảng cáo cịn hơn không" - đến lúc SỬA cịn khó hơn đập đi xây mới; "Chưa có kế hoạch tài chính, cứ quảng cáo ít cịn hơn khơng" - nếu chẳng may đánh thức những con HỔ đang ngủ say, rút dây động rừng cho những thương hiệu đang kiếm ý tưởng mới thì đừng trách sớm bị đè bẹp; cũng đừng mong nhờ marketing để ĐỐT cháy giai đoạn tăng trưởng hay coi đó là phép màu rút ngắn giai đoạn tăng trưởng- có khi cịn ngược lại: rút ngắn hồng hơn, sớm đến giờ tàn của thương hiệu thì đúng hơn.
"Thà như thế thà rằng như thế
Thà đừng cố quảng cáo nát tan "đại dương xanh" hỡi em... ...
Chiều buồn nghẹn ngào buông lơi chút ánh sáng nhạt nhịa Tựa như níu kéo chia tay brand.."
Vậy cuối cùng thì khi nào chúng ta nên quảng cáo mạnh mẽ?
Và với câu chuyện là một new player thì bao giờ nên bắt tay vào quảng cáo? Câu hỏi này để lần sau chúng ta bàn nhé :)