- PHẦN LỚN CÁC TỔ CHỨC, CÁC CÔNG TY CHẲNG HIỂU CHIẾN LƯỢC LÀ GÌ!
3/ ĐỐI THỦ KHÔNG THỂ SAO CHÉP
CÂU CHUYỆN: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
Khi quyết định bỏ việc và khởi sự kinh doanh, thực sự rất nhiều người còn chưa hiểu kinh doanh là gì? Chưa biết sẽ đi đến đâu trong một năm, hai năm, ba năm hay năm năm tới?
Đã có rất nhiều lời khuyên: “bạn phải bắt đầu đi tìm một người thầy”, “bạn phải đọc cuốn sách này, hay nghiên cứu tài liệu kia”, “...”, Và rất nhiều lời khuyên bạn phải khác nữa!
Nhưng tất cả những lời khuyên đó sẽ chỉ đúng khi ta biết sâu chuỗi nó lại thành những mảnh ghép trong cuộc chơi làm kinh doanh của mình;
Dù ta có rất giỏi về chun mơn đó, về ngành hàng đó, về lĩnh vực đó thì khi ta bắt đầu kinh doanh, nhiều khi ta vẫn chỉ là một “tay mơ” trong quản trị mà thôi; Vậy để khởi sự một dự án kinh doanh ta cần hiểu biết, hoạch định, suy nghĩ về những vấn đề gì?
Tơi thường tư vấn cho những người bạn mới bắt đầu kinh doanh của mình: Để một tổ chức có thể hoạt động, bắt đầu phát triển được bạn cần phải có những hiểu biết nhất định về quản trị, ít nhất về bốn điểm sau, mà tơi gọi nó là tứ trụ của doanh nghiệp:
1- Tư duy và quản trị CHIẾN LƯỢC 2- Tư duy và quản trị NHÂN SỰ
3- Tư duy và quản trị TRUYỀN THƠNG 4- Tư duy và quản trị TÀI CHÍNH
Hơm nay tơi sẽ chia sẻ hiểu biết của mình về phương thức tư duy và quản trị CHIẾN LƯỢC theo góc hiểu của cá nhân mình, hy vọng giúp được những bạn mới khởi sự nắm được cái hữu ích của bài viết này!
Chiến lược hiểu một cách đơn giản đó là con đường để dẫn ta đến cái đích mà mình muốn, vậy tư duy chiến lược là ta phải định ra được một mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Sau đó tư duy tìm các con đường để đạt được nó, phân tích các con đường đó để tìm ra con đường tối ưu và thực hiện! (Tối ưu về chi phí, tối ưu về mặt thời gian, tối ưu về mặt cơ hội...)
Nhiều bạn khi bắt đầu khởi sự thường nhìn vào cái ta có sau đó mới xác định cái ta muốn, đây là một cách tư duy của người nghèo hay tơi cịn gọi đó là ta đang tự giới hạn khả năng tư duy của ta. Khi bạn ngồi đếm cái ta có, bạn sẽ thấy mình thật nhỏ bé, ít nguồn lực (bạn khơng thể ép tư duy của mình bật hết ra được các nguồn lực của trí tuệ, của mối quan hệ và của những thứ xung quanh mình)!
Trình tự phù hợp nhất khi tư duy và hoạch định chiến lược cho một người bắt đầu khởi sự nên thực hiện theo các bước sau:
1. Bạn thực sự KINH DOANH GIÁ TRỊ gì cho xã hội này? - Ví dụ:
• Một người cho th nơi lưu trữ hồ sơ, về bản chất là người kinh doanh bất động sản cho thuê. Và họ chỉ cần thuê một chỗ lưu trữ có trần nhà cao hơn bình thường để làm các giá lưu trữ cao hơn ==> chi phí nơi lưu trữ ắt sẽ giảm xuống
• Một cơng ty kinh doanh thuốc chữa bệnh cho gia cầm. Sau phân tích thì cơng ty đó kinh doanh giải pháp chăm sóc gia cầm ==> họ chuyển từ chiến lược phát triển đại lý, tìm nhà phân phối sang chiến lược đi khám bệnh định kỳ và
miễn phí cho gia cầm của người nơng dân, kê đơn chăm sóc là các loại thuốc mà chỉ cơng ty này mới có!
• Một cơng ty kinh doanh cá cho các nhà hàng, thực ra họ lại là một ngân hàng mini cho các cửa hàng: khi mùa thấp điểm nhà hàng bán chậm, anh ta cho nợ và cộng thêm phần tín dụng vào giá bán, mùa bán cao điểm thì dịng tiền của các cửa hàng nhiều nên sẽ u cầu thanh tốn ngay!
• ...
- Cịn hàng hố, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh thì thực sự cơng ty của bạn kinh doanh giá trị gì vậy? Nếu bạn chưa tư duy hãy dành thời gian tư duy lại! 2. Ta thực muốn điều gì? Ở từng thời điểm cụ thể như thế nào?
- Ta muốn khách hàng, đối tác, nhân sự nhìn tổ chức của chúng ta như thế nào? Tơi gọi là định vị tâm thái của tổ chức (từ việc này mà sinh ra được hệ giá trị cốt lõi của tổ chức)
- Ta mong muốn cung cấp giá trị đó cho nhóm đối tượng bình dân hay sang trọng? Họ Phân bổ ở khu vực nào? Khả năng chi trả ra sao? Các thói quen sinh hoạt của họ như thế nào?
- Doanh số muốn đạt ở từng thời kỳ là bao nhiêu? Tỷ suất lợi nhuận là bao nhiêu? Nhưng quan trọng là phải phân tích chi tiết, cụ thể ra: Doanh số hoặc lợi nhuận đó lấy chi tiết từ những nguồn nào mà có? (Mặt hàng nào? Dịch vụ nào? Khu vực địa lý nào?)
- Đặc biệt chú ý: Biên lợi nhuận trên từng đơn hàng quan trọng hơn doanh số. Tơi gọi đó là bẫy doanh số mà những người mới khởi sự dễ mắc phải nhất là những người chọn phân khúc khách hàng bình dân và những người làm về thương mại không đặc thù!
- Lúc này cần đặt càng nhiều câu hỏi càng tốt, ở càng nhiều khía cạnh, nhiều góc nhìn càng tốt, cả những mong muốn nghe có vẻ viễn tưởng cũng được? Nhưng Sau đó phải phân tích logic xuống cấp độ chi tiết để có thể tìm điểm khả thi!
3. Ta hiện đang có gì?
- Thống kê các nguồn lực hiện có: mối quan hệ gồm những ai? Có thể dùng vào việc gì?; Trí tuệ ta đang có gì? Cần phải học bổ trợ thêm những gì? (Khi học phải biết rõ cái đó học để triển khai hay học để tổ chức, từ đó mà biết học ở những cấp độ khác nhau)
- Các nguồn lực liên kết khác
4. Các con đường (các việc cần làm) là gì để đi đến được điều ta muốn? - Từ những cái muốn cụ thể và từ những thứ ta có, ta sẽ ln đặt câu hỏi: “có bao nhiêu cách để làm được chuyện đó? Có cách nào Thơng minh hơn? Có cách nào bao trùm hơn?”
- Ví dụ:
• Tuyển dụng nhân sự cho dự án sẽ có rất nhiều cách: Thơng báo tuyển dụng để thu hồ sơ phỏng vấn, nhờ giới thiệu, đến các lớp học để tuyển, tổ chức lớp học để tuyển...
Tơi có một anh bạn muốn đi xin làm giám đốc, anh ta nghĩ ra một kế: đến một lớp đào tạo về CEO, trong mục giới thiệu về bản thân trước lớp, anh ta đã phát biểu đại khái như sau: Các anh là chủ doanh nghiệp ah? Vậy các anh đi học CEO làm gì? Hãy tuyển dụng tơi làm việc đó, tơi tự bỏ tiền đi học lớp này và làm việc cho anh chị, anh chị hãy th tơi, vì tơi biết tơi có thể làm tốt hơn
anh chị! Sau đó anh viết Sđt, email lên bảng. Ngay ngày hơm đó anh đã nhận được tới 10 cuộc hẹn gặp để trao đổi về cơng việc!
• Kêu gọi vốn: tự bỏ ra, kêu gọi hợp tác, huy động đầu tư, vay, khách hàng đặt cọc tiền trước, mua chịu nhà cung cấp,... Hoặc có thể tạo ra một cái cớ hồn hảo nào đó để trao đổi giá trị lấy vốn...
- Khi vạch ra các con đường phải phân tích ra điểm thuận lợi, điểm khó khăn, cái được, cái mất khi áp dụng phương án là gì?
- Điểm chú ý: tư duy và hoạch định chiến lược là luôn cần phải làm cùng đồng đơi (Ban điều hành), phải có sự tương tác, phản biện thì mới tìm ra được con đường tối ưu; Chiến lược phải được công bố đủ rộng rãi và các thông tin đưa đến các cấp độ trong tổ chức phải ở mức phù hợp với đối tượng tiếp nhận! 5. Con đường nào là tối ưu?
- Từ những phân tích các con đường mà đưa ra lựa chọn tối ưu,
- Quá trình tư duy chiến lược là quá trình tư duy đa chiều có liên kết hay cịn gọi là tư duy hình sốy ốc chứ không nên tư duy kiểu bậc thang.
6. Quản trị chiến lược?
- Con đường đã chọn nhưng trong quá trình triển khai ln ln phải tư duy cải tiến liên tục! Luôn phải thường trực câu hỏi trong đầu: “Có phương án nào để đạt kết quả nhanh hơn khơng?”, “có phương án nào khác mà rủi ro ít hơn khơng?”, “có cách nào bao trùm lên cách cũ hay khơng?”
- Luôn phải nhớ một điều: nghĩ lớn lên, nghĩ rộng ra nhưng phải bắt đầu ngay từ những việc nhỏ nhất.
Trên đây là một số gợi mở về tư duy hoạch định chiến lược, tơi hy vọng nó có thể giúp được chút gì đó cho bạn mới khởi sự!