CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ XUNG ĐỘ T CÁC RÀO CẢN

Một phần của tài liệu 8 Chiến Lược Khởi Nghiệp (Trang 59 - 61)

Chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức tốt nhất để tiếp cận xung đột, xem xét các rào cản mà chúng ta phải đối mặt trên con đường giải quyết xung đột.

+ RÀO CẢN THỨ 1: Đối với quá trình giải quyết xung đột là phản ứng phịng thủ. Đó là một rào cản lớn nhất, bởi lẽ khuynh hướng tự nhiên của con người khi đối mặt với xung đột là phản ứng theo hướng phòng thủ.

+ RÀO CẢN THỨ 2: Gạt bỏ đề tài mà chúng ta cho là khơng quan trọng. Nếu có người tìm đến với chúng ta để thố lộ các vấn đề khiến họ thất vọng, hoặc trình bày một nguy cơ xung đột nào đó, nhưng chúng ta lại gạt ngang đi: “Bạn đang làm vấn đề rối rắm thêm đấy!” Hay “Đừng cảm nhận sự việc như thế!” Chúng ta xem nhẹ vấn đề và gạt bỏ nó ra khỏi tâm trí. Nếu họ cho đó là sự việc quan trọng, chúng ta cần phải suy xét cẩn thận. Và tôi muốn các bạn ghi nhớ một điều: Cảm giác vốn dĩ không đúng cũng chẳng sai, chúng chỉ là các thơng tin đơn thuần. Vì thế, đừng bao giờ bảo người khác: “Đừng cảm nhận sự việc như thế!” Cảm nhận của họ đối với một sự việc chỉ là thơng tin đơn thuần. Điều đó vốn dĩ khơng đúng cũng chẳng sai, chỉ là một cảm giác mà thơi. Việc chúng ta cần làm là tìm hiểu ngun nhân nào khiến họ cảm nhận như thế.

+ RÀO CẢN THỨ 3: Vội vã kết luận khi chưa có đủ mọi dữ kiện cần thiết. Đó là khuynh hướng xuất phát từ phản ứng phịng thủ đã nêu bên trên. Khi có người đến trình bày một vấn đề xung đột nào đó có liên quan đến chúng ta. Chúng ta thường vội vã kết luận về điều mà họ cố diễn đạt, cho dù chưa có đủ mọi dữ kiện cần thiết Chúng ta có thể phạm phải sơ suất ấy, thay vì phải cẩn thận lưu ý, khi tiến hành hòa giải xung đột.

Nếu hai nhân viên xích mích với nhau, một trong số đó tìm đến chúng ta để kể lể sự tình. Khi ấy, chúng ta cần phải tỉnh táo, tránh đưa ra kết luận trước khi dành cơ hội cho người cịn lạI trình bày diễn biến của sự việc. Thậm chí, chúng ta cũng nên tìm hiểu câu chuyện xích mích ấy thơng qua những người đã từng chứng kiến. ĐỪNG VỘI VÃ ĐƯA RA KẾT LUẬN.

+ RÀO CẢN THỨ 4: Chuẩn bị tinh thần để phản đốI thay vì chú tâm lắng nghe. Điều này thì ai cũng hiểu rõ cả. Rõ ràng, mỗi người trong số chúng ta đều từng trải qua kinh nghiệm như thế. Đơi khi, có người than phiền với chúng ta, có thể họ đang cảm thấy thất vọng và chỉ muốn thể hiện quan điểm của họ, khi ấy chúng ta phản ứng như thế nào? Chúng ta suy tính cách thức đáp trả như thế nào cho hợp lẽ. Thay vì thực tâm lắng nghe, chúng ta tập trung lý lẽ để phản đối.

+ RÀO CẢN THỨ 5: Thiếu sự cảm thông đối vớI các bên tranh chấp.

Thực ra, chúng ta không buộc phảI cảm thông hay thể hiện sự cảm thông, nhưng bên tranh chấp có nhu cầu thể hiện quan điểm và được lắng nghe. Chúng ta cần lưu tâm đến điều đó.

+ RÀO CẢN THỨ 6: Khơng giữ được bình tĩnh trong q trình xung đột. Đó là điều thường xảy ra khi xung đột bắt đầu leo thang. Nếu người đối thoại cao giọng lớn tiếng, hay tỏ thái độ hung hăng trong quá trình giải quyết xung đột, Chúng ta có thể mất kiểm sốt và khơng giữ được thái độ bình tĩnh. Tuy nhiên, cơng cụ giải quyết xung đột có thể giúp chúng ta khắc phục điều đó. Nếu sử dụng công cụ ấy đúng cách và thực hành thường xuyên, các bạn có thể loại trừ vấn đề ấy.

Một phần của tài liệu 8 Chiến Lược Khởi Nghiệp (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)