3 BÀI HỌC TỪ NHỮNG BẬC THẦY KỂ CHUYỆN
NHỮNG MỤC TIÊU QUAN TRỌNG NHẤT MÀ BẠN THEO ĐUỔI LÀ GÌ?
Theo đuổi các mục tiêu hoạt động – điểm mấu chốt thứ hai – đòi hỏi bạn phải thiết lập đúng mục tiêu, trên cơ sở đó có thể phân bổ trách nhiệm rõ ràng và kiểm soát việc thực hiện các mục tiêu.
Một doanh nghiệp sẽ rất dễ thất bại nếu theo đuổi các mục tiêu không phù hợp hoặc theo đuổi quá nhiều các mục tiêu không liên quan. Chiến lược của doanh nghiệp dễ thất bại nếu mục tiêu được đưa ra từ những gì mà người lãnh đạo mong muốn hoặc đặt ra mục tiêu “trên trời” thay vì xuất phát từ cơ hội thị trường và khả năng thực tế của mình. Mục tiêu vượt quá khả năng thực tế sẽ làm triệt tiêu động lực của đội ngũ quản lý và nhân viên vì tâm lý bng xng, “đằng nào cũng không đạt được mục tiêu, khỏi cần cố”. Ở khía cạnh khác, việc theo đuổi nhiều mục tiêu không liên quan là do người lãnh đạo không lựa chọn và chấp nhận đánh đổi- nguyên tắc cốt lõi của tư duy chiến lược. Nó sẽ dẫn đến sự phân bổ nguồn lực không tập trung trong khi nguồn lực của doanh nghiệp ln hữu hạn.
Vì vậy, nhiệm vụ của lãnh đạo doanh nghiệp là cần phải đảm bảo rằng doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý đang theo đuổi đúng các mục tiêu, bằng cách lựa chọn những mục tiêu có thể làm nên khác biệt giữa thành công và thất bại trong chiến lược. Một lần nữa chữ tập trung cùng với sự nhất quán là từ khóa then chốt.
Mục tiêu chiến lược nên bao gồm có hai nhóm: mục tiêu tài chính (như tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận) và các mục tiêu phi tài chính. Trong số các mục tiêu tài chính, lợi nhuận bền vững là mục tiêu quan trọng nhất mà chiến lược kinh doanh hướng tới. Ngay cả khi bạn có đề cao tăng trưởng thì cũng khơng được bỏ qua mục tiêu lợi nhuận vì lợi nhuận sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Đối với nhóm mục tiêu phi tài chính, những yếu tố làm hài lòng khách hàng như chất lượng sản phẩm/dịch vụ, giá trị thương hiệu hay giá trị khách hàng và những yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển lợi thế cạnh tranh như hệ thống phân phối, năng lực sản xuất, nguồn nhân lực.… có thể là những lựa chọn cho mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Mặc dù là hai nhóm mục tiêu khác nhau nhưng mục tiêu phi tài chính đóng vai trị là nền tảng giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu tài chính.
Số lượng các mục tiêu chiến lược có thể lên đến 7 đến 9 mục tiêu nhưng đó là những mục tiêu được liên kết với nhau theo quan hệ nhân quả – từ phát triển năng lực đến giá trị khách hàng và hiệu quả tài chính.
"HƯỚNG ĐI QUAN TRỌNG HƠN TỐC ĐỘ"