- PHẦN LỚN CÁC TỔ CHỨC, CÁC CÔNG TY CHẲNG HIỂU CHIẾN LƯỢC LÀ GÌ!
3/ ĐỐI THỦ KHÔNG THỂ SAO CHÉP
CÁC CẤP ĐỘ CHIẾN LƯỢC TẠI DOANH NGHIỆP
Chiến lược tại một Doanh nghiệp có 3 cấp:
1- Cấp cao nhất là Chiến lược Cơng Ty ( hay Tập Đồn) , nước ngoài gọi là Corporate strategy.
Loại hình chiến lược này chú tâm đến việc Công ty nên kinh doanh trong ngành nào, việc sử dụng các nguồn lực và phân bổ nguồn lực giửa các Đơn vị kinh doanh chiến lược ( Strategy business unit - SBU) ra sao và cho biết cách thức mà Công ty sẻ theo đuổi mục tiêu của mình. Do đó chiến lược này thường gắn chặt với VMC ( vision-mission-core value) và người quan tâm nhiều nhất là các thành viên cấp cao như HĐQT,…
2-Cấp thứ hai là Chiến lược kinh doanh của các SBU mà đôi khi người ta còn gọi là chiến lược cạnh tranh (competitive strategy) : chiến lược này chỉ tập trung làm thế nào để cạnh tranh trong một ngành cụ thể nào đó mà Cơng ty có kinh doanh và thường là chiến lược của các SBU trong Công ty.
3-Cấp cuối cùng là chiến lược cấp chức năng ( Functional strategy) các chiến có liên quan đến các lĩnh vực chức năng như tài chính, nhân sự, marketing,…. Vì thế phạm vi các chiến lược này hẹp hơn chiến lược kinh doanh và hầu hết hướng tới những vấn đề chiến thuật ngắn hạn và do các phòng , ban chức năng thực hiện.
Như vậy, thì Chiến lược Cơng ty thường như thế nào?
Thông thường chiến lược của Doanh nghiệp ( và cả chiến lược kinh doanh) phụ thuộc vào chu kỳ và tình trạng của ngành đang tham gia mà định hình. Cho nên thường sẻ có 4 khuynh hướng:
1- Chiến lược tăng trưởng: chiến lược này thường áp dụng cho trường hợp các ngành đang ở trong giai đoạn phát triển hoặc tăng trưởng. Và tùy theo tình huống thực tế của ngành và sức khỏe của Doanh nghiệp mà sẻ lựa chọn một số CL như sau:
-Chiến lược phát triển thị trường -Chiến lược thâm nhập thị trường -Chiến lược Phát triển sản phẩm
- chiến lược hợp nhất hoặc chiến lược đa dạng hóa.
2- Chiến lược mang tính ổn định: CL này thường lúc ngành đả bảo hòa hoặc Doanh nghiệp muốn có sự tăng trưởng ổn định. Do ngành đã bảo hòa nên các chiến lược này đều không làm thay đổi cán cân cung – cầu bằng các loại chiến lược như :
- CL Hợp nhất theo chiều ngang với mục đích thu gom các đối thủ cạnh tranh trong ngành,
- CL hợp nhất theo chiều dọc với mục đích quản lý nguồn cung hoặc quản lý kênh phân phối,
- CL đa dạng hóa đồng tâm với mục đích tối ưu hóa năng lực , - CL đa dạng hóa kết khối với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
3- Chiến lược mang tính phịng thủ: CL này thường là lúc ngành đi vào chu kỳ suy thối và vì thế Doanh nghiệp có thể lựa chọn một vài chiến lược như: - CL Tái cấu trúc ( gầm 3 cấp độ TCT tồn bộ ,TCT tài chính,TCT cho gọn nhẹ hiệu quả) ,
- CL thanh lý, hoặc CL chia tách.
Còn chiến lược kinh doanh hay cịn gọi là chiến lược cạnh tranh thường thì theo Micheal Porter để tạo lợi thê cạnh tranh Doanh nghiệp sẻ có 3 hướng:
* CL theo hướng chi phí thấp, * CL tạo khác biệt hóa,
* CL tập trung.
Ngồi ra cịn có chiến lược cạnh tranh theo Resource-based view quan niệm dành lợi thế cạnh tranh theo hướng chiếm dụng các nguồn lực
Riêng chiến lược các cấp chức năng thì mang tính giải pháp và ngắn hạn hơn CL Công ty hay CL cạnh tranh.
Để có thể chọn lựa chiến lược nào cho phù hợp, Doanh nghiệp phải làm một số phân tích mơi trường vỹ mơ, vi mơ, hoặc tính tốn theo một số công cụ như ma trận SWOT, IFE, EFE, Grand Matrix, Ma trận BCG, GE, SPACE, QSPM… để tìm ra CL nào thích hợp cho Doanh nghiệp mình trong giai đoạn hiện tại và xu hướng tương lai.