3 BÀI HỌC TỪ NHỮNG BẬC THẦY KỂ CHUYỆN
GIẤC MƠ VỀ MỘT CÔNG TY VÔ ĐỊCH
Cảm xúc trong tôi vẫn chưa hề lắng xuống từ bữa nghe anh Trần Kim Thành Chủ tích tập đồn Kido cùng chị Bắc - cán bộ đào tạo - chia sẻ về Chiến lược, các phương thức phân tích lựa chọn thị trường, nghiên cứu sản phẩm đem lại giá trị thực sự cho người tiêu dùng, xây dựng hệ thống phân phối, tìm đối tác chiến lược, đào tạo đội ngũ kế cận, các lý luận nền tảng về nguyên lý lãnh đạo và điều hành của Kido. Nó làm tơi băn khoăn mãi, suy nghĩ rất nhiều, moi ra mấy cuốn sách đã đọc từ lâu để xem lại, tìm lại những ý tưởng về quản trị, về marketing tưởng chừng mình đã hiểu rõ nhưng giờ nhìn lại với những kinh nghiệm mới, góc nhìn mới. Tơi đọc chậm lại và chiêm nghiệm từng câu, từng từ với các tác giả mà tôi yêu mến Peter M. Senge (Nguyên Lý Thứ Năm), Dan Senor & Saul Singer (Quốc Gia Khởi Nghiệp)... Từ góc nhìn của một quốc gia nhỏ bé đã vượt qua rất nhiều thách thức khổng lồ trong việc vươn lên giữa vòng vây kẻ thù đến việc xây dựng và phát triển một tổ chức biết học tập và cùng vượt qua chính mình, thay đổi cách suy nghĩ về quản lý xưa cũ và có hại theo quan điểm của Deming tới những bài học từ người lãnh đạo số 1 của Kido giúp ích gì cho những startup hay SME (doanh nghiệp nhỏ và vừa) đang ngày đêm chiến đấu để khẳng định vị trí của mình trong thế giới đầy cạnh tranh hiện nay?
Có rất nhiều bài học và góc nhìn từ các tác giả nêu trên và qua chia sẻ của anh Thành, chị Bắc, nếu bạn đọc kỹ, lắng nghe kỹ, bạn sẽ thấy rất nhiều quan điểm chung.
Tôi chỉ xin phép gợi ý ở đây vài ý tưởng sơ lược mà tơi thích nhất:
01/ Liên tục học tập và vượt qua chính mình - Năng lực học tập có hệ thống từ cá nhân tới tổ chức, chỉ qua phát triển từng cá nhân mới phát triển được tổ chức và ngược lại tổ chức tạo môi trường để cá nhân phát triển
- Sáng tạo cần được là động lực để phát triển.
- Tất cả cùng chia sẻ kiến thức chung qua một văn hóa liên tục nâng cấp tiêu chuẩn và hệ thống kiến thức dùng chung.
- Ghi nhận năng lực và đóng góp, khơng quan trọng tuổi và chức vụ.
- Thất bại được chấp nhận, đặc biệt sau khi đã nỗ lực hết sức mình và rút ra được bài học sau đó.
- Khơng bao giờ dừng lại với tình trạng hiện có. - Từng cá nhân học, cả đội cùng học.
02/ Ngọn cờ trong giông bão - Xây dựng một tầm nhìn, niềm tin chung
Tổ chức của bạn có phải đang phấn đấu vì một sứ mệnh cao cả trong vịng vây của khó khăn và đối thủ mạnh?
- Bạn nên có. Một sứ mệnh cao cả, thay đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn sẽ luôn thu hút mọi người cùng tham gia, cùng kết nối để giải quyết các thách thức.
- Hãy coi khó khăn, thách thức là ngọn lửa đốt cháy kích thích sáng tạo, áp lực để vươn lên mạnh mẽ thay vì là rào cản ngăn bạn thành cơng.
- Nhắm đến vị trí dẫn đầu và vươn ra thế giới dù bạn nhỏ bé. Do đặc thù địa lý và chính trị, các startup Israel đều phải nhắm đến việc vươn ra thế giới khi đất nước là thị trường quá nhỏ bé.
- Xây dựng văn hóa thời chiến, ln ln nhìn rõ thách thức, đối thủ và liên tục thích nghi với hồn cảnh mới.
3/ Văn hóa - Xây dựng những thói quen tốt, những tiêu chuẩn cao để vươn lên, cách trao đổi thẳng thắn
- Một người làm được rất nhiều việc.
- Hòa nhập nhanh người mới và người cũ qua một loạt những hỗ trợ và đào tạo.
- Cán bộ cấp thấp phải giải quyết rất nhiều việc, được giao rất nhiều quyền, quản lý rất nhiều người.
- Kết nối cá nhân tới từng cá nhân trong tổ chức qua các hoạt động chung. - Xây dựng văn hóa trao đổi và học tập ngay cả trong quân đội.
- Văn hóa thẳng thắn, tranh cãi hết mình vì cơng việc. Khơng sử dụng tuổi tác hay chức vụ để áp xuống cấp dưới. Chỉ có bằng cách thuyết phục cả bằng năng lực lãnh đạo và quản lý, người cấp trên mới giữ được vị trí của mình. - Khám phá thế giới bằng cách đọc và đi.
4/ Mơ hình tư duy được xây dựng liên tục, khám phá liên tục - Xác định rõ mơ hình tư duy của mình và người khác
- Hiểu rõ nhu cầu vươn lên, nhu cầu học tập, phát triển và thể hiện chính mình của từng cá nhân.
- Hiểu, tôn trọng và đáp ứng cách suy nghĩ của nhau.
- Hiểu và tôn trọng các niềm tin của nhau, nhưng khơng vì thế mà khơng thách thức nó.
- Phá bỏ các niềm tin cũ và đặt ra các giả định mới.
- Đặt ra các giả định, thực thi để khám phá và khẳng định. 5/ Tư duy hệ thống
- Nhìn mọi việc một cách tổng thể.
- Tìm rõ tận gốc nguyên nhân và giải quyết triệt để.
- Hiểu rõ những tác động qua lại liên quan giữa các thành phần của hệ thống. - Kết nối các thành phần riêng lẻ tạo thành hệ thống tạo giá trị khác biệt. - Không quá tập trung vào một phần nhỏ nào.
- Xây dựng môi trường để hệ thống phát triển và tự hoàn thiện.
Hẳn bạn là một nhà lãnh đạo hay chỉ một thành viên có tâm của tổ chức và đang trăn trở tìm con đường biến tổ chức của mình thành một tổ chức biết học tập và vươn lên với tốc độ nhanh.
Hẳn bạn gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập và biến đội ngũ của mình cũng thành những người dẫn đầu về việc học và ứng dụng kiến thức để sáng tạo ra những giá trị khác biệt có ý nghĩa tới cho khách hàng, nhà đầu tư và những nhóm đối tượng liên quan (stakeholders).
Hãy bắt đầu từ việc đọc 2 cuốn sách tôi vừa nêu, nếu bạn có cơ hội đến nghe anh Thành, chị Bắc chia sẻ thì thật tuyệt vời hơn nữa. Có lẽ bạn sẽ giải quyết được nỗi niềm thứ 2 của các nhà quản lý: Khó khăn khi nâng cao năng lực của đội ngũ - Học & Hành.
**